Tạo đà cho nông nghiệp hàng hóa ở Mường Khương phát triển

Thực hiện Nghị quyết số 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050", huyện Mường Khương tập trung phát triển 5 cây, con chủ lực gồm: Chè, chuối, dứa, quế và nuôi lợn đen.

M5.jpg
Trong chuyến thăm một số xã nghèo của huyện Mường Khương mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 10 gắn với phát triển du lịch để phát huy tiềm năng, lợi thế tại địa phương.

Với gần 5.000 ha chè, hơn 1.400 ha chuối, 1.600 ha dứa, hơn 1.900 ha quế... huyện Mường Khương đang là địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

M4.jpg
Huyện Mường Khương hiện có diện tích chè lớn nhất tỉnh với gần 5.000 ha.

Bí thư Huyện ủy Mường Khương - Giàng Quốc Hưng cho biết: Phát triển nông nghiệp hàng hóa an toàn, chất lượng cao gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững, nhất là tại 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao là nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong giai đoạn 2020 - 2025. Chính vì vậy, khi Nghị quyết số 10 ra đời đã tạo sự đột phá trong tư duy lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện nghèo Mường Khương. Trên cơ sở đó, huyện thực hiện nhiều giải pháp mang sức bật mới cho ngành nông nghiệp, tạo sức lan tỏa lớn đến người dân.

Khi Nghị quyết số 10 ra đời đã tạo sự đột phá trong tư duy lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện nghèo Mường Khương.

Bí thư Huyện ủy Mường Khương - Giàng Quốc Hưng cho biết

M2.jpg
Nông dân xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương) thu hoạch chuối phục vụ xuất khẩu.

Huyện Mường Khương định hướng và đầu tư, hỗ trợ mở rộng diện tích cây chè ở 15 xã từ vùng thấp đến vùng cao; duy trì, nâng cao chất lượng vùng trồng chuối, dứa, quýt đã có; phát triển quế ở các thôn, xã vùng thấp có điều kiện phù hợp.

M7.jpg
Nông dân xã Bản Lầu chăm sóc quế.

Cùng với đó, huyện triển khai nhiều giải pháp liên kết phát triển sản xuất giữa doanh nghiệp với người dân, hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác và đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gắn với vùng sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và nước ngoài.

M8.jpg
Mường Khương là địa phương có diện tích cây ăn quả lớn.

Thực hiện Nghị quyết số 10, huyện Mường Khương tập trung phát triển 5 cây, con chủ lực, gồm: Chè, chuối, dứa, quế, nuôi lợn đen. Đến nay, 4 cây trồng chủ lực của huyện đã phát triển thành vùng hàng hóa lớn của tỉnh…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw