Tăng thẩm quyền cho các sở GTVT quản lý hoạt động vận tải khách liên tỉnh

Từ 15/7, Sở Giao thông vận tải các địa phương sẽ có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh.

Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 18/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020 ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Tại Thông tư 18/2024, Bộ GTVT đã có nhiều quy định tăng thẩm quyền cho các sở GTVT địa phương trong việc quản lý hoạt động vận tải tuyến cố định liên tỉnh.

Sở GTVT sẽ là cơ quan có thẩm quyền trực tiếp sử dụng phần mềm của Bộ GTVT để thực hiện xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh.

Với tuyến liên tỉnh, thay vì phải báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam, trình lãnh đạo Bộ GTVT xem xét phê duyệt, bổ sung vào mạng lưới như hiện nay, 2 sở GTVT đầu tuyến chỉ cần thống nhất khi đơn vị vận tải có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung tuyến và báo cáo về Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp, công bố.

Quy định mới này đã giúp các doanh nghiệp vận tải, các cơ quan quản lý giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian trong việc điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh.

Định kỳ trước ngày 30/4 hàng năm, sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh; Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh.

Cũng theo thông tư, các sở GTVT công bố trên trang thông tin điện tử của sở các thông tin chi tiết của từng tuyến gồm: bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, hành trình; tổng số chuyến xe và giờ xuất bến của từng chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác và thời gian giãn cách tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề; công suất bến xe hai đầu tuyến…

Ngoài ra, Thông tư 18/2024 cũng bổ sung trách nhiệm của sở GTVT trong khai thác, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô trên phần mềm của Cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải. Các sở có trách nhiệm thông báo đến Cục Đường bộ Việt Nam đối với các trường hợp dữ liệu có bất thường hoặc cần kiểm tra lại thông tin.

Đồng thời, sở GTVT có trách nhiệm theo dõi, khai thác và sử dụng dữ liệu trên phần mềm của Cục Đường bộ Việt Nam hoặc của các đơn vị kinh doanh vận tải tại địa phương để phục vụ công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn.

Thông tư 18/2024 có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw