Tăng khả năng tiếp cận thông tin, tri thức cho đồng bào vùng sâu, vùng xa

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký văn bản số 1974/QÐ-BVHTTDL về việc Triển khai thực hiện nhiệm vụ ''Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi'' năm 2023.

Cơ quan thường trú TTXVN tại Quảng Ngãi trao tặng “Tủ sách Đinh Hữu Dư” cho điểm trường Làng Măng thuộc Trường tiểu học Ba Dinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

Văn bản nêu rõ: Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn La, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An cùng nhà cung cấp được lựa chọn để hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng tại 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc các địa phương nêu trên.

Trong đó, các đơn vị liên quan tiến hành mua giá sách; tài liệu, sách về nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch; cung cấp thông tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân tộc thiểu số; chủ đề khác có liên quan đến dân tộc thiểu số phù hợp với đối tượng thụ hưởng.

Nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường khả năng tiếp cận thông tin tri thức cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thông qua đây, các đơn vị chức năng hỗ trợ tài nguyên thông tin thư viện cơ sở, xây dựng môi trường văn hóa đọc chất lượng, hiệu quả; hình thành thói quen, nhu cầu phát triển, kỹ năng, phong trào đọc sách trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và miền núi.

Tủ sách cộng đồng cũng góp phần thu hẹp khoảng cách về văn hóa, kinh tế, xã hội giữa miền núi và đồng bằng, tạo điều kiện hội nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần, lao động sản xuất của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Kinh phí thực hiện trích từ nguồn ngân sách trung ương năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Vụ Thư viện qua Văn phòng Bộ để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025...

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw