Tân An nâng chất lượng tiêu chí thu nhập

Thu nhập là tiêu chí quan trọng, giữ vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực thực hiện, nâng cao các tiêu chí khác trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Do đó, xã Tân An (huyện Văn Bàn) đang thực hiện nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2011, xã Tân An triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với điểm xuất phát thấp, mới đạt 4/19 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân chỉ đạt 13 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp với quy mô nhỏ lẻ.

2.jpg

Được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành cùng sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, xã Tân An đã đạt 19/19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Diện mạo nông thôn của xã ngày càng khởi sắc, thu nhập bình quân năm 2020 đạt hơn 36 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,25%.

Ông Cầm Tiến Đông, Quyền Chủ tịch UBND xã Tân An cho biết: Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã đã và đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp, quyết tâm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới nâng cao, trong đó tập trung duy trì và nâng cao tiêu chí thu nhập.

Xã đã tuyên truyền, khuyến khích người dân chủ động đưa các loại giống cây, con mới vào sản xuất; phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, tiện lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm; vận động người dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng trang trại, gia trại có sự liên kết trong bao tiêu sản phẩm. Từ năm 2020 đến nay, việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp của xã có chuyển biến tích cực: Người dân chủ động đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như cây phật thủ, ổi, quế và mở rộng diện tích trồng hồng không hạt.

4.jpg

Phát huy lợi thế đất đồi, Tân An chọn phát triển lâm nghiệp là chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương. Chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích trồng sắn sang trồng rừng. Hiện xã có gần 2.000 ha rừng sản xuất, chủ yếu là quế, bồ đề, trẩu. Nhiều gia đình có 5 - 10 ha rừng và có thu nhập cao từ trồng rừng như: Gia đình ông Tạ Đình Hải (thôn Xuân Sang) trồng 11,4 ha cây sưa đỏ, tiền bán cây giống thu về hàng trăm triệu đồng/năm; gia đình ông Lý Văn Đăng (thôn Khe Bàn) trồng 5,2 ha cây bồ đề; gia đình ông Triệu Tiến Vạn (thôn Khe Bàn) trồng 5 ha quế... Trên địa bàn xã có 1 cơ sở chế biến tinh dầu quế và gần chục cơ sở chế biến lâm sản, tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ gỗ của người dân.

Người dân có thu nhập cao từ trồng quế..JPG
Đời sống người dân xã Tân An được nâng cao.

Ông Triệu Tiến Vạn (thôn Khe Bàn) cho biết: Trước đây, 5 ha đất nương đồi của gia đình chủ yếu trồng sắn nhưng lâu ngày đất bị rửa trôi, bạc màu, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Khi được chính quyền định hướng, tuyên truyền, gia đình chuyển sang trồng rừng kinh tế. Hiện mỗi năm gia đình thu từ tỉa cây, cành, lá quế được hơn 20 triệu đồng/ha. Chỉ vài năm nữa, khi quế đến tuổi thu hoạch vỏ, ước tính nguồn thu khoảng 1 - 2 tỷ đồng.

Xã cũng tuyên truyền, vận động người dân đưa những loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Bà Hoàng Thị Hải Yến ở thôn Tân An 1 cho biết: "Được cán bộ xã vận động, tuyên truyền về chuyển đổi sản xuất, nâng cao thu nhập trong xây dựng nông thôn mới, tôi đã chuyển hơn 1 ha đất trồng ngô sang trồng cây phật thủ. Trung bình mỗi năm vườn phật thủ cho thu hoạch hơn 10.000 quả, đem về cho gia đình hơn 200 triệu đồng".

Được cán bộ xã hướng dẫn, bà Yến cùng các hộ trồng phật thủ trong xã đã thành lập tổ sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Hiện xã có hơn 3 ha trồng cây phật thủ đem lại nguồn thu ổn định cho hàng chục hộ dân.

Trên địa bàn xã đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất cây ăn quả (hồng không hạt) với tổng diện tích 90 ha tại các thôn Tân An 1, Tân An 2; vùng trồng phật thủ 3 ha tại thôn Tân An 1; trồng rừng sản xuất tại các thôn Khe Bàn, Xuân Sang, Mai Hồng 1, Mai Hồng 2, Mai Hồng 3, Khe Quạt…; kinh doanh thương mại, dịch vụ và nghề đan hàng mã tại các thôn Tân An 1, Tân An 2, Xuân Sang…

cc.jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người chăn nuôi không buông xuôi

Người chăn nuôi không buông xuôi

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Hàng trăm hộ đang đối mặt với khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần khi hệ thống chuồng trại nhiều năm gây dựng, vật nuôi dày công chăm sóc đã bị cuốn trôi theo dòng nước.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

Hồi xanh những cánh đồng

Hồi xanh những cánh đồng

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng hành với nhà nông, những cán bộ khuyến nông không quản mưa nắng, cùng xuống đồng để hướng dẫn bà con các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, khôi phục sản xuất.

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Khi hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) tác động đến Lào Cai, Nậm Pung (Bát Xát) là một trong những xã vùng cao bị ảnh hưởng nặng nề. Không trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước, sự cứu trợ, hỗ trợ bên ngoài, xã Nậm Pung đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống của Nhân dân.

Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh

Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, Lễ hội Trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc sáng nay (29/9) tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá thương hiệu quốc gia cho trái cây Việt Nam và thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản sang thị trường tỷ dân.

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Thôn Cốc Rế ở xã Bản Mế - vùng sơn cước xa xôi của huyện Si Ma Cai cheo leo, khép mình nơi sườn núi phía thượng nguồn sông Chảy. Những hộ nơi đây đã từng sống trong cảnh “3 không” (không điện, không đường, không chợ), đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

fbytzltw