Suôi Thầu - "thảo nguyên châu Âu"' ở Hà Giang

Thảo nguyên Suôi Thầu ở huyện Xín Mần rộng hơn 90 ha thu hút du khách bởi khung cảnh tươi đẹp và độc đáo của thiên nhiên hoang dã.

Nằm cách thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang khoảng 5 km, trên độ cao trên 1.200m so với mặt nước biển, thảo nguyên Suôi Thầu là địa điểm hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến vùng đất phía Tây của tỉnh Hà Giang, mang vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần hùng vĩ.

Suôi Thầu được mệnh danh là "thảo nguyên châu Âu" của Việt Nam.

Suôi Thầu có cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa và không khí trong lành, thuộc một phần địa phận xã Nàn Ma, là cửa ngõ kết nối Xín Mần với huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Đến Suôi Thầu, người ta thường ấn tượng với phong cảnh như một bức tranh đa dạng sắc thái của tự nhiên giữa núi đồi mênh mông và ruộng lúa, nương ngô tươi xanh. Mỗi mùa, thảo nguyên lại mang đến cho du khách một trải nghiệm khác nhau.

Mùa xuân, hoa cải nở rộ tạo ra khung cảnh ấm áp cho du khách tới tham quan. Vào hè sẽ là những sắc xanh của nương ngô, ruộng lúa còn mùa thu, thảo nguyên trở nên mềm mại với những gam màu mộc mạc. Cái lạnh của mùa đông sẽ được xua tan với sắc mầu tươi thắm của hoa tam giác mạch xen lẫn những hàng sa mộc vươn cao giữa thảo nguyên bao la.

Thời gian qua, Suôi Thầu dần trở thành lựa chọn của hàng nghìn du khách khi đến Hà Giang để có thêm những trải nghiệm mới lạ, độc đáo. Đời sống của bà con nơi đây cũng dần đổi thay, cùng nhịp sống mới gắn liền với đời sống nét sinh hoạt mang đậm bản sắc dân tộc trên mảnh đất thảo nguyên bao la.

Ngoài việc thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, thanh bình. Thảo nguyên Suôi Thầu còn trở nên gần gũi và thu hút bởi chính sự mộc mạc, chân tình của con người nơi đây. Trên thảo nguyên, người Mông thường trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, dược liệu...

Khi cây lương thực đến mùa thu hoạch, bà con tranh thủ trồng thêm một số loại cây hoa phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu như hoa tam giác mạch, hoa cải... vừa cung cấp thực phẩm hằng ngày, vừa mang lại sắc hoa vàng tươi vào cuối đông. Một không gian mênh mông cỏ cây và hoa trên thảo nguyên trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều các nhiếp ảnh gia tìm đến và thỏa sức sáng tạo tác phẩm.

Hiện, tổng diện tích đất quy hoạch khu vực thảo nguyên thôn Suôi Thầu là 146ha, trong đó gồm đất thuộc địa giới hành chính thị trấn Cốc Pài và đất thuộc địa giới hành chính xã Nàn Ma.

Thảo nguyên Suôi Thầu vào hè được nhuộm sắc xanh của nương ngô, ruộng lúa.

Thảo nguyên Suôi Thầu được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt ở các giá trị tự nhiên, thiên nhiên có thể khai thác tốt. Bên cạnh đó, Suôi Thầu cũng góp phần làm tăng vẻ đẹp tự nhiên và sự đa dạng văn hoá của dân tộc Mông, tạo ra những giá trị văn hóa đặc trưng riêng cho tỉnh Hà Giang. Địa danh này mới được đưa vào khai thác du lịch, việc đầu tư còn chưa tận dụng hết tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc địa phương.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, du lịch huyện Xín Mần đón trên 137.000 lượt khách, trong đó, riêng với khách quốc tế ước đạt 15.000 lượt; tổng thu du lịch đạt 68 tỷ đồng. Toàn huyện có 31 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Dựa trên kết quả đó và mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa các dân tộc, UBND huyện Xín Mần muốn thúc đẩy xây dựng khu du lịch Thảo nguyên Suôi Thầu.

Trong thời giai đoạn tiếp theo, thảo nguyên Suôi Thầu sẽ được xây dựng thành điểm du lịch nông nghiệp. Tại đây, các khu vui chơi giải trí, đua xe đạp địa hình, trồng hoa tam giác mạch... sẽ được xây dựng. Dự kiến, vốn đầu tư sẽ đến từ trong nước, liên doanh và vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Nét đặc trưng của thôn bản người Mông nơi đây là những người đứa trẻ với trang phục dân tộc sặc sỡ.

Việc xây dựng các hoạt động tại khu du lịch thảo nguyên Suôi Thầu sẽ tạo nên một điểm đến hấp dẫn, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương.

Với mục tiêu đến năm 2025, địa phương sẽ đẩy mạnh xây dựng và khai thác tiềm năng du lịch của thảo nguyên Suôi Thầu để thu hút du khách, đồng thời đầu tư xây dựng thêm các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu thăm quan và đem đến nhiều trải nghiệm ý nghĩa tại vùng đất thảo nguyên bình yên Suôi Thầu.

VNEXPRESSnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw