Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc – nền tảng đưa đất nước phát triển (*)

Sáng 4/12, tại hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã truyền đạt chuyên đề số 1 “Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc”. Báo Lào Cai lược ghi chuyên đề này nhằm cung cấp những nội dung cốt lõi đến cán bộ, đảng viên và đông đảo Nhân dân trong tỉnh.

2256.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Lào Cai.

Ngày 12/3/2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 23 “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (gọi tắt là Nghị quyết 23).

Sau 20 năm thực hiện nghị quyết, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XIII) đã thảo luận tại tổ và hội trường về Đề án Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 23.

Góp phần đưa đất nước từ chậm phát triển thành nước đang phát triển

66.jpeg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng triển khai nội dung chuyên đề số 1 (Ảnh: Báo Hà Nội mới).

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 23, những bước tiến trong xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Nghị quyết 23 đã góp phần đưa đất nước ta từ một nước chậm phát triển thành nước đang phát triển; quy mô nền kinh tế đã đạt gần 410 tỷ đô la Mỹ, tăng gấp nhiều lần so với thời điểm ban hành Nghị quyết; thu nhập bình quân người dân tăng gấp 8 lần, từ 498,58 đô la năm 2000 lên 4.162,94 đô la năm 2022. Đời sống Nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo từ 12% năm 2003 giảm còn 4,3% năm 2022. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

2241.jpg
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Lào Cai.

20 năm qua đã có nhiều chủ trương mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được ban hành nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền; quan tâm phát triển toàn diện khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

44.jpeg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương (Ảnh: Báo Hà Nội mới).

Chủ tịch nước đánh giá: Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường và phát huy; các giai tầng xã hội chuyển biến tích cực, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được đặc biệt coi trọng, bảo đảm để Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đã hình thành các cơ chế động viên Nhân dân tham gia và dựa vào Nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai quyết liệt; kiên quyết, kiên trì xử lý nghiêm tổ chức, đảng viên vi phạm; nhiều vụ án tham nhũng được xét xử kịp thời. Qua đó, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Chủ tịch nước cũng chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm cùng 5 bài học kinh nghiệm sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23, đó là:

Một là, nhiệm vụ xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh phải được quán triệt sâu sắc, triển khai quyết liệt; cụ thể hóa và tổ chức thực hiện sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng, giai tầng xã hội, địa phương, vùng miền.

Hai là, mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm "dân là gốc"; thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát và bảo đảm phục vụ lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

Ba là, cùng với thường xuyên củng cố nền tảng liên minh chính trị giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, phải tăng cường mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp Nhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, khả năng đóng góp của mọi người cho sự nghiệp chung, vì tương lai, hạnh phúc của mọi người dân Việt Nam.

Bốn là, sự gương mẫu, luôn gắn bó mật thiết của cán bộ, đảng viên với Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ; sự trong sạch, vững mạnh, đoàn kết thống nhất trong Đảng và hệ thống chính trị là nhân tố quyết định đoàn kết, tập hợp và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Năm là, chủ động nghiên cứu, dự báo đúng tình hình, có giải pháp phù hợp, thích ứng linh hoạt với những biến động quốc tế và quá trình hội nhập của đất nước trên nguyên tắc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các âm mưu chia rẽ Nhân dân với Đảng và Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

“Những bài học trên cũng chính là các lý do quan trọng để Trung ương nghiên cứu, tổng kết, cụ thể hóa và phản ánh đầy đủ trong phần quan điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)”, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lý giải nguyên nhân Trung ương tiếp tục ban hành Nghị quyết số 43 “Về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.

88.jpg
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thị xã Sa Pa tham gia học tập nghị quyết.

Đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển

Trên cơ sở những đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Nghị quyết 23, Trung ương cũng thống nhất ban hành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) “Về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” - Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành.

Nghị quyết nêu 4 quan điểm và xác định rõ mục tiêu đến năm 2030, năm 2045 và giữa thế kỷ XXI. Trong đó mục tiêu tổng quát xác định tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

444.png
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 43 (Ảnh: Báo Hà Nội mới).

“Đảng ta tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng; nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; là mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và Nhân dân, là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước; là đoàn kết giữa Nhân dân Việt Nam và Nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới. Chúng ta lấy mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 làm điểm tương đồng để động viên, cổ vũ Nhân dân đồng lòng, chung sức thực hiện vì tương lai của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân”, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 43.

2212.jpg
2247.jpg
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Lào Cai.

Nghị quyết cũng xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện, đó là: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước; xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết trong Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả...

(*) Đầu đề do Báo Lào Cai đặt

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vững niềm tin bước vào trang sử mới

Vững niềm tin bước vào trang sử mới

Trong bối cảnh đất nước tiến hành cuộc cải cách tổ chức bộ máy lớn nhất trong nhiều thập kỷ, việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái đang hiện hữu như một dấu mốc lịch sử. Chủ trương này không nhằm vì lợi ích của một vùng, địa phương mà là quyết sách quan trọng vì sự phát triển chung của đất nước. Với quyết tâm chính trị rất cao, Lào Cai - Yên Bái sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới với tâm thế vững vàng, cùng cả nước vươn mình mạnh mẽ.

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau sắp xếp)

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau sắp xếp)

Ngày 24/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1718/NQ-UBTVQH15 chỉ định Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu danh sách Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh (sau sắp xếp) như sau:

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ngày 24/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 1299/QĐ-TTg chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Nghị quyết số 1316/QĐ-TTg chỉ định nhân sự giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (sau sắp xếp) như sau:

Phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai tại lễ công bố các quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính

Phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai tại lễ công bố các quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính

Tại lễ công bố các quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã có bài phát biểu quan trọng. Báo Lào Cai điện tử đăng toàn văn nội dung bài phát biểu này. 

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.

Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và tỉnh Lào Cai mới về sáp nhập đơn vị hành chính các cấp

Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và tỉnh Lào Cai mới về sáp nhập đơn vị hành chính các cấp

Sáng 30/6, cùng với các địa phương trong cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai mới trọng thể tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai; thành lập các xã, phường thuộc tỉnh Lào Cai mới...

Phát biểu của đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng tại Lễ công bố các quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính

Phát biểu của đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng tại Lễ công bố các quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính

Báo Lào Cai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tại Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và nghị quyết, quyết định của tỉnh về hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Từ 8h sáng ngày 30/6, tại các địa phương trong tỉnh đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, xã, phường. Lễ công bố có sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.

[Infographic] Tiểu sử đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai

[Infographic] Tiểu sử đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai

Ngày 23/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quyết định số 1270-QĐNS/TW về việc chỉ định đồng chí Trịnh Xuân Trường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai (mới) nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tiếp đó, ngày 24/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1718/NQ-UBTVQH15 chỉ định đồng chí Trịnh Xuân Trường giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và tỉnh Lào Cai mới về sáp nhập đơn vị hành chính các cấp

Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và tỉnh Lào Cai mới về sáp nhập đơn vị hành chính các cấp

Sáng 30/6, cùng với các địa phương trong cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai mới trọng thể tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai; thành lập các xã, phường thuộc tỉnh Lào Cai mới; các quyết định của Trung ương, Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và của 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái về thành lập Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ các xã, phường và chỉ định nhân sự lãnh đạo cấp tỉnh, cấp xã của tỉnh Lào Cai mới.
Các ẩn phẩm Báo Yên Bái trước khi sáp nhập tỉnh.

THƯ TÒA SOẠN

Báo Yên Bái biết ơn sâu sắc tình cảm, sự tin yêu của bạn đọc, khán thính giả đã tiếp thêm động lực để cơ quan báo Đảng địa phương ngày càng trưởng thành, lớn mạnh trong suốt 2/3 thế kỷ qua. Lời tạm biệt để bắt đầu một hành trình mới. Cơ quan Báo và Phát thanh, truyền hình tỉnh Lào Cai sẽ tiếp nối sứ mệnh trên hành trình xây dựng tỉnh Lào Cai mới tiến nhanh - tiến vững trên con đường hội nhập.
Đồng chí Phan Thanh Yên - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Bình là cán bộ Đề án 11 (ngoài cùng, bên phải) tham gia trồng cây cùng người dân trong “Ngày thứ Bảy cùng dân”.

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận

Yên Bái đã và đang gặt hái những thành công quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, nổi bật là qua việc triển khai Đề án số 11-ĐA/TU ngày 8/8/2018 của Tỉnh ủy về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án 11).
fb yt zl tw