Suất đầu tư đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng hơn 15,4 triệu USD/km

Suất đầu tư của tuyến dự án đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng khoảng 15,43 triệu USD/km được cho là mức trung bình so với một số tuyến đường sắt quốc gia trên thế giới có cùng dải tốc độ khi quy đổi về thời điểm năm 2024.

Bộ GTVT đang lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan vào báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng.

Theo đó, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được nghiên cứu với chiều dài hơn 388km, chạy chung tàu khách và tàu hàng, tốc độ thiết kế giai đoạn 1 là 160km/h, tổng mức đầu tư sơ bộ 8,483 tỷ USD.

Tuyến đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng có thể chở khách với vận tốc trên 120km/h.
Tuyến đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng có thể chở khách với vận tốc trên 120km/h.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do Liên danh TEDI-TRICC-HP-CCTDI lập, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vận chuyển chung hành khách và hàng hóa.

Trong ngắn hạn đây là tuyến đường đơn (1 đường ray), khổ đường 1.435mm, điện khí hóa, tải trọng 22,5 tấn/trục. Giai đoạn sau, tuyến đường sắt này sẽ nâng cấp thành đường đôi (2 đường ray). Tốc độ thiết kế 160km/h cho giai đoạn 1, khi xây dựng thành đường đôi sẽ nâng tốc độ thiết kế trên 200km/h.

Với tốc độ thiết kế trên, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có thể chở khách từ Lào Cai tới Hải Phòng với tốc độ trên 120km/h, thời gian chạy tàu thường khoảng 4,6 tiếng, tàu nhanh khoảng 3,5 tiếng, tàu hàng khoảng 5,4 tiếng (đường bộ hiện tại khoảng 6 tiếng).

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có điểm đầu tại điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc, thuộc TP Lào Cai; điểm cuối tại ga cảng Lạch Huyện, TP Hải Phòng.

Tuyến đường sắt này đi qua 9 tỉnh, thành: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng với tổng chiều dài chính tuyến 388,1km.

Theo tính toán của tư vấn, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có năng lực thông qua dự kiến đến năm 2050 khoảng 14,7 triệu hành khách và 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tổng mức đầu tư (bao gồm lãi vay) dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng giai đoạn 1 được tư vấn tính toán khoảng 205.931 tỷ đồng (tương đương 8,483 tỷ USD).

Suất đầu tư của tuyến dự án khoảng 15,43 triệu USD/km là mức trung bình so với một số tuyến đường sắt quốc gia trên thế giới có cùng dải tốc độ khi quy đổi về thời điểm năm 2024.

Tư vấn đề xuất nguồn vốn dự án bao gồm vay ODA và vốn ngân sách. Đầu tư hạ tầng và phương tiện theo hình thức đầu tư công. Sau khi đưa dự án vào khai thác, sẽ kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phương tiện, kinh doanh vận tải và trả phí thuê hạ tầng cho nhà nước. Phương án chi tiết sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong các giai đoạn tiếp theo của dự án.

Về tiến độ thực hiện dự án, tư vấn đề xuất Bộ GTVT thẩm định nội bộ nghiên cứu tiền khả thi tháng 1/2025; trình Hội đồng thẩm định nhà nước và Chính phủ trong tháng 2/2025; trình Quốc hội xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư tháng 3/2025.

Đồng thời thực hiện công tác lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng… trong các năm từ 2025-2027; thi công xây dựng từ quý 4/2025 đến quý 4/2030; khai thác vận hành thử, đưa vào khai thác từ đầu năm 2031.

anninhthudo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw