Sớm cho hoạt động trở lại các mỏ khai thác vật liệu xây dựng để đảm bảo nguồn cung vật liệu

Trước những lo ngại về việc dừng hoạt động của 15 mỏ khai thác vật liệu xây dựng thông thường (cát, đá) sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường, lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường khẳng định, việc dừng hoạt động chỉ là tạm thời và sẽ khẩn trương đôn đốc các mỏ hoạt động trở lại sau khi hoàn thành nâng cấp thiết kế theo đúng công suất.

1.jpg
Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng kiểm tra hoạt động tại mỏ khai thác cát của Công ty vật liệu xây dựng Minh Ngọc.

Ông Vũ Đình Thủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết: Thời gian qua, một số mỏ khai thác vật liệu thông thường đã có thiết kế nhưng chưa điều chỉnh thiết kế theo đúng công suất khai thác, nên Sở Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu dừng mọi hoạt động khai thác, chế biến của 15 mỏ vật liệu xây dựng thông thường và yêu cầu các mỏ chủ động liên hệ với Sở Giao thông vận tải – Xây dựng tỉnh để hướng dẫn hoàn thiện thực hiện đầy đủ việc lập, thẩm định phê duyệt thiết kế theo quy định và sớm hoạt động trở lại.

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số mỏ khai thác cát, đá làm vật liệu thông thường, đến cuối tháng 11/2023, cơ bản đã hoàn thành thủ tục về thiết kế chỉ còn chờ đợi phê duyệt của cơ quan chức năng là quay trở lại hoạt động.

Tại những địa phương có mỏ phải dừng hoạt động, để đảm bảo cung ứng vật liệu xây dựng thông thường, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã có sự vào cuộc hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, các mỏ khai thác còn lại tăng cường đảm bảo cung ứng vật liệu cho thị trường trên địa bàn.

4.jpg
Kiểm tra hoạt động tại mỏ đá của Công ty khai thác vật liệu xây dựng Miền Bắc.

Theo rà soát của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 48 mỏ khai thác đá, cát, đất sét làm vật liệu thông thường được cấp giấy phép với tổng công suất hơn 2,2 triệu m3/năm, cơ bản đáp ứng tốt việc cung cấp cho thị trường. Về nguyên nhân khan hiếm vật liệu xây dựng cục bộ thời gian gần đây, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định, trong các năm qua dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh nhiều hơn so với các năm trước. Do đó việc huy động vật liệu xây dựng phục vụ thi công gặp khó khăn hơn. Thêm vào đó, do đặc thù địa bàn tỉn Lào Cai có địa hình dốc, lòng sông, suối hẹp nên trữ lượng cát sỏi không nhiều, trong khi trên sông, suối lại có nhiều đập thủy điện chặn lũ mang sát, sỏi xuống hạ lưu…

3.jpg
Mỏ khai thác cát của Công ty TNHH Anh Nguyên tại xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đang dừng hoạt động.

Theo ghi nhận thực tế tại Lào Cai, mặc dù kế hoạch phát triển mỏ vật liệu xây dựng đã được phê duyệt, tuy nhiên nhu cầu vật liệu xây dựng lại rất lớn. Do đó, về lâu dài cần thiết phải có đánh giá chi tiết về nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường và có định hướng, giải pháp cụ thể tiến tới triển khai việc sử dụng vật liệu thay thế và đặc biệt là vật liệu thay thế cát, sỏi.

2.jpg
Sẽ sớm hoạt động trở lại các mỏ cần bổ sung hồ sơ thiết kế để đảm bảo nguồn cung vật liệu.

Ông Vũ Đình Thủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết thêm: Để đảm bảo nguồn vật liệu phục vụ cho các dự án xây dựng, công trình trên địa bàn, thời gian qua chúng tôi đã tham mưu nhiều giải pháp cho tỉnh. Trong đó, có việc ban hành kế hoạch vật liệu xây dựng giai đoạn 2021 - 2030; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản và phê duyệt khu vực không đấu giá khai thác theo quy định; giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc cấp phép đối với vật liệu xây dựng thông thường…

Được biết, thời gian tới đây, căn cứ vào quy định của Luật Khoáng sản về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, căn cứ nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục rà soát, đăng ký các điểm mỏ đủ điều kiện để đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác nhằm đảm bảo đáp ứng nguồn cung vật liệu cho địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Trong 2 ngày (21 - 22/11/2024), Đội thi công hotline của Công ty Điện lực Lào Cai đã phối hợp với Điện lực thành phố Lai Châu (Lai Châu) và các đơn vị liên quan thi công đấu nối bằng công nghệ hotline, đưa vào vận hành đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

fbytzltw