Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành pháp luật về lâm nghiệp

Sáng 24/11, tại Lào Cai, Chi cục Kiểm lâm vùng I chủ trì tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành pháp luật về lâm nghiệp năm 2023 giữa Chi cục Kiểm lâm vùng I và Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố, các Vườn Quốc gia khu vực phía Bắc.

baolaocai_2.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có lãnh đạo Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng I; lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố và các Vườn Quốc gia khu vực phía Bắc.

Theo đánh giá tại hội nghị, việc triển khai thực hiện quy chế phối hợp được Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm vùng I, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, lãnh đạo các Vườn quốc gia thường xuyên quan tâm, chỉ đạo triển khai kịp thời, đầy đủ tới các đơn vị, công chức, viên chức trực thuộc của mỗi bên, mang lại sự phối hợp hiệu quả, toàn diện trên mọi mặt công tác của ngành, với các hình thức phối hợp đa dạng (như văn bản, E-mail, điện thoại…). Từ đó, các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp được phát hiện kịp thời, thông tin nhanh chóng đến mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền để ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại và xử lý các vụ việc theo đúng pháp luật.

baolaocai_1a.jpg
baolaocai_1.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Các bên tham gia quy chế đã hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, thực hiện chỉ đạo của cấp trên; hoạt động kiểm tra, thanh tra; xử lý thông tin phản ánh của dư luận, truyền thông, báo chí về công tác bảo vệ rừng; theo dõi diễn biến rừng; dự báo, cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy rừng; ứng trực, thường trực, tăng cường thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương… đã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 trên địa bàn vùng I còn diễn biến phức tạp, nhiều yếu tố khách quan chi phối, tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng.

baolaocai_4.jpg
Đại diện Chi cục Kiểm lâm vùng I phát biểu tại hội nghị.

Hai nhóm hành vi xâm hại trực tiếp đến tài nguyên rừng là phá rừng trái pháp luật và cháy rừng vẫn xảy ra. Trong đó, số vụ phá rừng trái pháp luật là 1.387 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại là 412,9 ha (tăng 72 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại tăng 49,79 ha so với năm 2022); xảy ra 213 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị thiệt hại 472,9 ha (tăng 180 vụ; diện tích rừng bị thiệt hại tăng 435,35 ha so với cùng kỳ năm 2022).

Nguyên nhân được xác định chủ yếu do giá trị rừng trồng ngày càng tăng cao nên đã xuất hiện tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên. Tuy ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát nhưng hình thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, đã tạo ra sức ép rất lớn cho công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên. Việc điều tra, xác minh xử lý vi phạm còn chưa nghiêm minh. Nhất là việc phát hiện, xử lý đối tượng gây cháy rừng còn nhiều khó khăn, hạn chế, thiếu quyết liệt, nghiêm minh. Theo thống kê, tỷ lệ các vụ cháy rừng được phát hiện, xử lý còn rất thấp, chỉ chiếm 15% tổng số vụ, do đó thiếu tính răn đe, phòng ngừa vi phạm.

baolaocai_3.jpg
baolaocai_5.jpg
Các đại biểu thảo luận tại hội nghị.

Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, Chi cục Kiểm lâm vùng I và Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố, các Vườn quốc gia khu vực phía Bắc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ, chia sẻ thông tin, kịp thời phối hợp kiểm tra, truy quét, xử lý nghiêm các vụ việc phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Tham mưu thực hiện tốt công rà soát, kiểm kê rừng, giao rừng; quy hoạch lâm nghiệp.

Cập nhật, chia sẻ thông tin kịp thời về diễn biến thời tiết và tổ chức ứng trực, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ cháy rừng hiệu quả; phối hợp tuyên truyền, tập huấn các văn bản pháp luật mới liên quan đến công tác chuyên môn; phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng. Đặc biệt là thực hiện nghiêm việc trao đổi, xử lý thông tin, vụ việc được báo chí, dư luận phản ánh…

baolaocai_2a.jpg
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm vùng I và các đơn vị kiểm lâm trong vùng, các Vườn quốc gia bắt tay đoàn kết thực hiện quy chế phối hợp trong thời gian tới.

Lào Cai có khu vực giáp ranh với các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, diện tích rừng khu vực giáp ranh là trên 143 nghìn ha. Để bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả Lào Cai đã cùng các địa phương giáp ranh thực hiện tốt quy chế phối hợp, qua đó kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi xâm phạm đến tài nguyên rừng.

Thảo luận tại hội nghị, Chi cục Kiểm lâm các địa phương đã đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương mình; các đại biểu cũng thảo luận, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn, đề ra giải pháp nhằm ngăn ngừa hiệu quả hành vi xâm hại rừng trái pháp luật, góp phần có hiệu quả vào công cuộc bảo vệ rừng, phát triển rừng, phát triển ngành chế biến và thương mại lâm sản của đất nước bền vững, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw