Si Ma Cai: Khó khăn giải ngân vốn sắp xếp dân cư và phát triển sản xuất

Nhiều quy định, thủ tục chưa có hướng dẫn cụ thể khi triển khai các dự án thành phần khiến việc giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Si Ma Cai gặp khó khăn.

Căn nhà của ông Tráng Seo Sì ở xã Quan Hồ Thẩn đã xuất hiện nhiều vết nứt trên nền, nguy cơ sạt xuống ta luy âm nếu trải qua một vài đợt mưa lớn. Ông Sì cho biết: Hiện căn nhà gia đình chỉ giữ lại làm lán cất dụng cụ lao động chăm sóc vườn gần đó.

2.jpg

Khi được xã vận động di chuyển nhà khỏi nơi nguy hiểm để về nơi ở mới và thông báo sẽ được hỗ trợ theo chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Sì đã tìm được mảnh đất ở thôn Lao Chải, xã Quan Hồ Thẩn cách đó không xa. Khu vực này dân cư đã ở tập trung, hiện có hơn 100 hộ, tuy nhiên theo quy định do xã chưa có quy hoạch đất ở nên ông Sì vẫn chưa được giải ngân nguồn hỗ trợ làm nhà.

3.jpg

Ở thôn Sừ Pà Phìn, xã Quan Hồ Thẩn, căn nhà của gia đình ông Lừu Seo Diu cũng đang ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao, khe suối bên cạnh nhà đã xói vào chỉ cách móng nhà chưa đầy 2 m. Những ngày mưa lớn, ông phải ở tạm nhà con trai gần đó, đến khi tạnh mới dám quay về.

Khi được xã thông báo gia đình thuộc diện hỗ trợ của dự án sắp xếp dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông đã chủ động tìm được vị trí mới an toàn hơn, tuy nhiên do vướng nhiều thủ tục nên ông Diu vẫn chưa thể chuyển đến nơi ở mới.

Nhu cầu, đối tượng có nhưng vướng nhiều thủ tục, các quy định chưa rõ ràng nên xã chưa thể giải ngân.

Chủ tịch UBND xã Quan Hồ Thẩn - Giàng A Phừ.

Chủ tịch UBND xã Quan Hồ Thẩn - Giàng A Phừ cho biết: Dự án sắp xếp dân cư và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện. Nhu cầu, đối tượng có nhưng vướng nhiều thủ tục, các quy định chưa rõ ràng nên xã chưa thể giải ngân.

Theo ông Phừ, để thực hiện một căn nhà hỗ trợ đối tượng khó khăn theo chương trình làm nhà đại đoàn kết thì các quy định, thủ tục rất đơn giản, người dân sớm được thụ hưởng, nhưng với Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì phải thực hiện thủ tục như một dự án đầu tư, đòi hỏi rất nhiều thủ tục.

Ngoài quy định, hướng dẫn của trung ương chưa thực sự rõ ràng thì trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở cũng chưa đáp ứng yêu cầu tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

4.jpg

Khảo sát tại các địa phương trên địa bàn Si Ma Cai cũng phát sinh khó khăn tương tự.

Theo đó, đối với dự án hỗ trợ sắp xếp dân cư, các địa phương cho biết kinh phí hỗ trợ theo định mức là 60 triệu đồng/hộ. Do xã không có quỹ đất xây dựng dự án, các hộ muốn dùng kinh phí hỗ trợ để mua một mảnh đất thì phải bù thêm, trong khi các hộ trong diện di chuyển đều thuộc diện khó khăn.

Cùng với đó, vị trí di chuyển đến phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, tuy nhiên thực tế nhiều xã chưa có quy hoạch, thẩm quyền phê duyệt nội dung này là của tỉnh. Quy hoạch tổng thể chưa có nên dù nhu cầu đăng ký di chuyển đã tổng hợp từ năm 2021 đến nay nhưng nhiều xã vẫn chưa thực hiện được.

Một khó khăn nữa ảnh hưởng đến triển khai dự án này là quy định các hộ muốn được xây dựng nhà cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều này rất ít hộ đáp ứng được.

Nhiều hộ có nhu cầu di chuyển, có khả năng đối ứng để xây dựng nhà, nhưng đối chiếu với thực tế vị trí đất và thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại có nhiều sai sót, vì vậy các xã chưa triển khai. Năm 2023, huyện Si Ma Cai có 25 hộ có nhu cầu đăng ký sắp xếp dân cư, tuy nhiên đến thời điểm này chưa có hộ nào được di chuyển.

Với dự án hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, theo quy định cũng đòi hỏi nhiều thủ tục, giấy tờ. Đơn cử như quy định diện tích rừng phải phù hợp với quy hoạch, trong khi người dân, ở đâu có đất trống và mang lại hiệu quả thì bà con sẽ trồng rừng ở đó. Ngoài ra, người trồng rừng muốn được hỗ trợ phải có hồ sơ, hóa đơn, chứng nhận cây giống đạt tiêu chuẩn, điều này quá khó cho bà con vùng cao, bởi bà con tiện đâu thì mua ở đó mà hầu hết là mua ngoài chợ.

Theo báo cáo của Phòng Dân tộc huyện Si Ma Cai - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện, việc giải ngân nguồn vốn thuộc các dự án hạ tầng tương đối thuận lợi, trong khi đó, với các dự án sắp xếp dân cư và hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp lại gặp nhiều khó khăn.

5.jpg

Cụ thể, đối với Dự án 3 “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”, nguồn kinh phí còn lại không có nhu cầu sử dụng 2,5 tỷ đồng, UBND huyện đã đề nghị các sở, ngành điều chỉnh. Với Dự án 2 “Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết”, huyện cũng đề nghị điều chỉnh cắt giảm trả ngân sách nhà nước 1,367 tỷ đồng. Nguyên nhân là do dư thừa sau khi đã phân bổ cho các đối tượng thụ hưởng.

Chúng tôi rất sốt ruột bởi nếu không triển khai sớm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung của cả huyện, bà con cũng chịu thiệt thòi khi chưa được thụ hưởng kịp thời chính sách nhân văn của Nhà nước.

Ông Lồ Xuân Chô, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Si Ma Cai.

Ông Lồ Xuân Chô, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Si Ma Cai cho biết: Những khó khăn vướng mắc liên quan đến các quy định thuộc thẩm quyền quyết định của trung ương và của tỉnh nên để tháo gỡ phải mất nhiều bước, nhiều thời gian. Chúng tôi rất sốt ruột bởi nếu không triển khai sớm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung của cả huyện, bà con cũng chịu thiệt thòi khi chưa được thụ hưởng kịp thời chính sách nhân văn của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

fb yt zl tw