Si Ma Cai: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực bảo vệ môi trường nông thôn

Tại huyện vùng cao Si Ma Cai - nơi có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, việc bảo vệ môi trường nông thôn “xanh - sạch - đẹp” đã được người dân tích cực tham gia. Nhiều giải pháp, cách làm hay đã được triển khai, thực hiện, phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Thôn Bản Mế (xã Bản Mế) có 102 hộ dân, 100% là dân tộc Nùng. Nhiều năm trước, phần lớn hộ dân vẫn có thói quen, tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm thả rông hoặc làm chuồng trại cạnh nhà ở. Chính vì thế, ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều gia đình trong thôn.

Gia đình anh Lùng Lìn Chưởng ở thôn Bản Mế nuôi 4 con trâu vừa để sinh sản vừa lấy sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trước kia, gia đình anh xây dựng chuồng nuôi nhốt gia súc gần nhà, mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống. Tâm sự về điều này, anh Chưởng cười trừ: “Gia đình tôi chỉ làm nương, làm ruộng, lo đủ cái ăn chứ không để ý chỗ mình ở đã sạch, đẹp hay chưa”.

z4872538018849_996e8a293c2e1508f563a569187c959a.jpg
Người dân tích cực vệ sinh tuyến đường thôn.

Trước thực trạng đó, bí thư chi bộ, trưởng thôn, ban công tác mặt trận khu dân cư phối hợp với các đoàn thể và người có uy tín đến tuyên truyền, vận động gia đình anh Chưởng và các hộ dân khác trong thôn thay đổi nhận thức, di dời chuồng nuôi gia súc ra xa nơi ở. Thông qua các buổi họp dân và sinh hoạt của các đoàn thể, bí thư chi bộ, trưởng thôn vận động người dân ký cam kết bảo vệ môi trường, không thả rông gia súc. Nhờ vậy, người dân thôn Bản Mế đã dần bỏ thói quen thả rông gia súc và thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi nhốt gia súc. Gia đình nào không làm, trưởng thôn sẽ đến tận nhà để nhắc nhở và phê bình tại các cuộc họp thôn.

Đến nay, 100% hộ dân thôn Bản Mế đã cam kết đưa khu chăn nuôi gia súc, gia cầm ra xa nhà ở, đồng thời được học tập kinh nghiệm về xử lý chất thải chăn nuôi, ủ phân phục vụ cho trồng trọt.

Vừa làm kinh tế, thoát nghèo vừa bảo vệ môi trường sống, gia đình anh Chưởng cảm nhận rõ nét sự thay đổi: Môi trường thoáng đãng, không còn khó chịu bởi mùi hôi từ chất thải gia súc.

Việc bảo vệ cảnh quan, môi trường sống được tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của thôn và đưa vào quy ước, hương ước của thôn. Nếu hộ nào không chấp hành, chúng tôi phạt tiền theo quy ước, đồng thời gắn với bình xét gia đình văn hóa và khen thưởng vào cuối năm.

Ông Lùng Văn Hương, Trưởng thôn Bản Mế cho biết

Còn tại thôn biên giới Lù Dì Sán (xã Sán Chải) hiện có 62 hộ, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Kể từ khi quy ước, hương ước bảo vệ môi trường nông thôn được ban hành vào năm 2021, tất cả hộ dân đều tham gia, chấp hành nghiêm. Vào buổi sáng thứ Năm hằng tuần, không cần thông báo trước, người dân đều tự giác cầm theo như cuốc, xẻng, chổi, hót rác... để vệ sinh tuyến đường trục thôn. Mỗi người một việc, đàn ông khỏe mạnh thì phát quang hai bên đường, khơi thông cống rãnh, vận chuyển đất, đá; phụ nữ thì quét dọn lòng đường, chăm sóc cây, hoa.

Sau 2 năm ban hành quy ước, hương ước, Bí thư Chi bộ thôn Lù Dì Sán - Giàng Thị Dế chưa phải phạt bất cứ hộ nào bởi ý thức chấp hành của người dân rất tốt.

Chị Dế tâm sự: Trước kia, môi trường bị ô nhiễm bởi rác thải, chất thải gia súc do tập quán thả rông thì nay đã cải thiện hơn rất nhiều. Đường thôn, ngõ xóm sạch sẽ, người dân không vứt rác bừa bãi ra đường mà đổ đúng nơi quy định. Trên địa bàn thôn còn hình thành mô hình đổi rác thải nhựa lấy quà, cây xanh do Ban Công tác Mặt trận khu dân cư triển khai.

z4872538027910_b25fca0ffabf8734e295bc7e71f58ce6.jpg

Trong những năm qua, việc thực hiện phương châm “Đến từng ngõ, gõ từng nhà” luôn được các cấp, các ngành của huyện Si Ma Cai coi trọng, nhờ đó nhận thức và hành động của đồng bào dân tộc thiểu số trong bảo vệ môi trường nông thôn được nâng lên rõ rệt.

Hằng năm, vào dịp tổ chức ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11), Ủy ban MTTQ các cấp tổ chức cho các khu dân cư, hộ gia đình ký cam kết tham gia bảo vệ môi trường. Các tổ chức hội, đoàn thể đã phát động phong trào thi đua thiết thực như Đoàn Thanh niên với phong trào “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”; Hội Phụ nữ với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Hội Nông dân với phong trào “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn”… Các nội dung, tiêu chí bảo vệ môi trường gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Bên cạnh đó, nhiều giải pháp cụ thể như xây dựng lò đốt rác mini tại nhóm hộ gia đình để xử lý rác thải sinh hoạt; xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, làm hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi; xây bể chứa và thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật được triển khai hiệu quả ở cơ sở.

Đến nay, 100% xã, thị trấn trong huyện đã đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt. Huyện có hơn 75% số hộ có chuồng nuôi, nhốt gia súc; 90% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh. Hầu hết thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ cảnh quan, môi trường. Các thôn, tổ dân phố đã coi công tác vệ sinh môi trường là việc làm thường xuyên. Hằng tuần, người dân tham gia vệ sinh đường thôn, ngõ xóm từ 1 đến 2 lần, bảo đảm thu gom khoảng 95% lượng rác thải phát sinh trên địa bàn.

Đánh giá về công tác triển khai bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện, ông Viên Đình Hiệp, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Si Ma Cai cho biết: Phong trào vệ sinh môi trường nông thôn đã thực sự lan tỏa, khơi dậy sức dân, sự chung tay của cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sống, cảnh quan nông thôn ngày càng sạch, đẹp. Hoạt động còn góp phần tăng thêm tinh thần đoàn kết, tất cả vì việc chung.

Mặc dù vậy, công tác bảo vệ môi trường nông thôn tại huyện Si Ma Cai vẫn còn một số hạn chế khi tỷ lệ xã, thôn, bản đạt chuẩn tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới còn thấp. Cơ sở, vật chất phục vụ thu gom, phân loại rác thải tại nguồn và xử lý còn hạn chế. Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Si Ma Cai - ông Viên Đình Hiệp chia sẻ: “Trong thời gian thời gian tới, các ngành, địa phương trong huyện cần nỗ lực hơn nữa, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả cộng đồng với việc bảo vệ môi trường nông thôn, xây dựng những vùng quê xanh - sạch - đẹp, đáng sống”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw