Sẽ chuyển đổi hơn 330 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Lào Cai tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục chuyển đổi 338,9 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Cụ thể, đối với diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển đổi 147,4 ha sang trồng cây hằng năm, 174,4 ha sang trồng cây lâu năm, 17,1 ha sang trồng lúa kết hợp nuôi thuỷ sản tại 5 huyện. Trong đó, tại huyện Bát Xát chuyển đổi 37,5 ha, huyện Văn Bàn 36,3 ha, huyện Bảo Yên 3,8 ha, huyện Bảo Thắng 251,3 ha và huyện Bắc Hà 10 ha.

n3.jpg
Nông dân huyện Văn Bàn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất đối với diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực và phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng hàng hoá tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được chứng nhận chất lượng.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt, Điều 13 của Nghị định 94/2019/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc

Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc

Mùa đông, thời tiết rét đậm, rét hại, đây cũng là thời điểm nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc khan hiếm. Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động dự trữ nguồn thức ăn khô, thức ăn tinh cho gia súc trong mùa đông.

Vật nuôi của nhà nghèo

Vật nuôi của nhà nghèo

Xuân Thượng được mệnh danh là “thủ phủ” nuôi dê của huyện Bảo Yên với hơn 500 hộ chăn nuôi. Các hộ dân ở đây thường gọi con dê là vật nuôi của nhà nghèo vì chúng không kén thức ăn, có thể ăn tất cả các lá cây quanh đó, thậm chí ăn được lá ngón. Nuôi dê nhàn lại cho nguồn thu nhập ổn định nên nhiều hộ dân lựa chọn con dê để phát triển kinh tế thay vì lợn hay một số vật nuôi nhiều rủi ro khác.

[Ảnh] Cánh đồng "đá" ở Trịnh Tường

[Ảnh] Cánh đồng "đá" ở Trịnh Tường

Sau trận mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây ra, cánh đồng lớn nhất của xã Trịnh Tường trong thung lũng Nà Lặc (huyện Bát Xát) với diện tích trên 50 ha bị san phẳng và phủ lên một lớp đá dày hàng mét. Khả năng canh tác lại gần như không thể, điều này đang khiến hàng trăm hộ dân lo lắng về sinh kế trong thời gian tới đây.

fbytzltw