Sau lũ rau xanh tăng giá nhẹ, thực phẩm bình ổn, đảm bảo nguồn cung

Sau trận lũ lịch sử ngày 9/9, trên địa bàn thành phố Lào Cai ghi nhận có tình trạng trục lợi nâng giá các loại thực phẩm thiết yếu, rau xanh. Tuy nhiên, đến chiều nay 10/9 theo ghi nhận của phóng viên các mặt hàng này đã được cung ứng trở lại khá dồi dào.

Sáng 9/9, theo phản ánh của người dân lượng khách hàng đến mua thực phẩm và các đồ thiết yếu tại các chợ dân sinh, hệ thống bán lẻ và các siêu thị tăng hơn so với ngày thường. Điều này xuất phát từ tâm lý người tiêu dùng lo nước ngập lâu, cần tích trữ hàng hoá để phục nhu cầu sinh hoạt nên xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ. Chiều muộn ngày 9/9, tại một vài chợ dân sinh, giá rau xanh tăng đột biến.

Chiều 9/9, giữa đỉnh lũ lịch sử, chị Hà Trang ở đường Điện Biên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai tới chợ Nguyễn Du (phường Kim Tân) mua rau. Tôi sợ mưa kéo dài không có rau ăn nên mưa lụt cũng phải đi chợ. Tôi mua mấy quả cà chua và một ít rau mùi, hành hết 80.000 đồng. Ngày thường với số rau này tôi chỉ phải trả chừng 35.000 - 40.000 đồng - chị Hà Trang chia sẻ.

Trường hợp của chị Hà Trang có thể không phải là điển hình song cho thấy ít nhiều tại các chợ dân sinh có tình trạng lơị dụng tâm lý người dân trong thiên tai để nâng giá rau xanh.

Tuy nhiên, sang ngày hôm nay (10/9) theo ghi nhận trên địa bàn thành phố nhìn chung các mặt hàng thiết yếu vẫn đảm bảo số lượng, chất lượng. Giá rau tăng nhẹ.

1.jpg
Rau xanh tại các siêu thị có giá bán ổn định.

Chiều 10/9, khu vực thành phố Lào Cai có nắng sau 3 ngày mưa liên tục. Dạo quanh các chợ dân sinh lớn trên địa bàn thành phố Lào Cai như Cốc Lếu, chợ Du lịch Lào Cai, Pom Hán… phóng viên Báo Lào Cai ghi nhận các sạp hàng rau xanh, thực phẩm tươi sống vẫn khá dồi dào, không có tình trạng người dân đổ xô đi mua rau xanh, thực phẩm tươi sống về dự trữ.

ad.jpg
Các sạp hàng rau xanh tại chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Lào Cai vẫn dồi dào hàng hóa.

Ghi nhận tại chợ Pom Hán, phường Pom Hán, giá rau muống, rau ngót trước mưa lũ là 7.000 - 8.000 đồng/mớ, hiện tăng lên 10.000 – 15.000 đồng/mớ; bắp cải 18.000 đồng/kg, tăng lên 22.000 đồng/kg; cà chua 25.000 đồng lên 30.000 đồng/kg; khoai tây, bí xanh, bí đỏ bán 25.000 - 30.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg…

Chị Phan Thị Lý, tiểu thương kinh doanh rau, củ tại chợ Pom Hán chia sẻ: Hai ngày nay, giá nhập các loại rau, củ tăng từ 5 - 10%, theo đó chúng tôi cũng phải nâng giá bán, tuy nhiên lượng hàng hóa bán ra cũng chậm.

5.jpg
Giá một số mặt hàng rau tăng nhẹ.

Chị Trần Lan Anh, người tiêu dùng tại phường Kim Tân chia sẻ: Chiều 9/9, khi nước lũ dâng cao, một số mặt hàng rau xanh, củ quả có tăng giá. Đến thời điểm này, giá các mặt hàng kể trên đã giảm về gần mức như ngày trước mưa lũ; thịt lợn, thịt gà vẫn giữ giá, không có hiện tượng tăng giá hay khan hiếm hàng.

Tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố Lào Cai, do đã hợp đồng với các nhà cung cấp ngay từ khi nhận được tin bão số 3 nên rất chủ động trong việc cung ứng hàng hóa. Nhờ đó, giá cả các mặt hàng ở mức ổn định, một số mặt hàng rau xanh rẻ hơn tại chợ dân sinh.

7.jpg
Thực phẩm tại các siêu thị nguồn cung dồi dào, giá bán ổn định.

Thông tin từ Sở Công Thương, hiện các mặt hàng nhu yếu phẩm (chủ yếu là lương thực, thực phẩm) vẫn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh. Trước đó, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương, cơ sở kinh doanh tăng lượng dự trữ tại các địa điểm bán lẻ, các đại lý, cửa hàng, kho hàng tại địa bàn các huyện, trung tâm các xã nhằm chủ động cung ứng nguồn hàng tại chỗ trong trường hợp bị chia cắt... Chủ động tiếp ứng và tập kết hàng hóa khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng và UBND tỉnh; không được lợi dụng việc khan hiếm hàng hóa để găm hàng, tăng giá đột biến thu lợi bất chính. Đối với các đơn vị bán lẻ, thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw