Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

baolaocai-br_2100.jpg
Công chức phường Sa Pa, thị xã Sa Pa niềm nở khi giao dịch với người dân.

Cũng giống các xã, phường khác, Đảng ủy phường Sa Pa (thị xã Sa Pa) đã chủ động triển khai nội dung các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và sáp nhập xã, phường đến các chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trên địa bàn. Theo nắm bắt của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cơ bản đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức đều nhận thức rõ đây là chủ trương lớn, đúng đắn của Trung ương, trong quá trình sáp nhập không tránh khỏi tình trạng dôi dư, mặt khác khi bỏ cấp huyện thì nhiệm vụ của cấp huyện sẽ dồn về cơ sở. Trong khi một số nghị định như Nghị định 178, nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 178 đã ban hành bao gồm nhiều đối tượng, tuy nhiên đối với cán bộ, công chức của phường Sa Pa rất trẻ, xét về độ tuổi không ai thuộc đối tượng được giải quyết theo nghị định này. Trong trường hợp thừa nhân lực trong bộ máy, điều mà cán bộ, công chức quan tâm nhất là chế độ, chính sách sẽ được giải quyết ra sao.

Bên cạnh đó, các tiêu chí lựa chọn sắp xếp cán bộ, công chức vào bộ máy mới như thế nào…? Cấp ủy, chính quyền phường Sa Pa cũng mong muốn cấp trên có những định hướng, ban hành bộ tiêu chí khách quan, dân chủ, công bằng để việc sắp xếp đảm bảo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, đồng thời có bộ máy ít cấp trung gian hơn, đảm bảo phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, tâm tư đầu tiên là đều muốn tiếp tục được cống hiến ở vị trí việc làm và chuyên môn đã được đào tạo. Trong trường hợp công tác sắp xếp không tránh khỏi tình trạng dôi dư nhân lực, rất mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm đến chế độ, chính sách để những người dôi dư có đủ kiều kiện chuyển đổi được nghề nghiệp khác, đồng thời hỗ trợ về định hướng nghề nghiệp, bởi công việc của khu vực công, khu vực tư đều có đặc thù riêng. Bây giờ đột ngột cán bộ, công chức chuyển ra ngoài làm việc ở khu vực tư với lứa tuổi trung niên trở lên là câu chuyện rất khó trong thị trường lao động hiện nay.

Đồng chí Đỗ Thu Giang, Bí thư Đảng ủy phường Sa Pa

Theo đồng chí Phan Đăng Toàn, Bí thư Thị ủy Sa Pa, địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc sáp nhập các xã theo yêu cầu của Trung ương và của tỉnh. Trong đó, thị xã Sa Pa xác định việc tinh gọn bộ máy, sáp nhập các xã là yêu cầu rất quan trọng, việc tinh gọn phải đảm bảo tiếp tục kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Từ quan điểm trên, Thường trực, Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa đã chủ động chỉ đạo rà soát lại các tiêu chí về diện tích, dân số, các tiêu chí đặc thù của các xã, phường trên địa bàn; rà soát lại cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ của thị xã và cấp xã. Trên cơ sở những định hướng và tiêu chí, Thường trực Thị ủy đã dự kiến một số phương án để khi có đề án của Trung ương, của tỉnh có thể báo cáo và đề xuất được ngay đối với việc sáp nhập các xã của thị xã.

Đồng chí Phan Đăng Toàn, Bí thư Thị ủy Sa Pa nhấn mạnh: Thị xã Sa Pa là Khu du lịch quốc gia, có thương hiệu quốc tế nên các phương án sáp nhập đã được tính toán kỹ lưỡng, tính đến nhiều yếu tố. Nhất là phải đảm bảo các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, phù hợp với Nghị quyết 18‑NQ/TU ngày 1/10/2021 của Tỉnh ủy về phát triển thị xã Sa Pa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như quy hoạch Khu du lịch quốc gia Sa Pa.

Đơn cử, hiện thị xã Sa Pa có 6 phường và 10 xã, phương án sáp nhập phải vừa đảm bảo được đô thị vùng lõi của Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời các xã sau khi sáp nhập cũng có dư địa phát triển du lịch. Sa Pa cũng là địa bàn có địa hình chia cắt, trên cơ sở giao thông kết nối và các tuyến giao thông hiện tại, thị xã đã tính toán đưa vào phương án sáp nhập xã, phường vừa thuận lợi cho công tác quản lý vừa thuận lợi cho các định hướng phát triển tới đây. Dù còn cấp huyện hay không thì Sa Pa vẫn là Khu du lịch quốc gia, do đó những định hướng phát triển lâu dài do thị xã hoạch định trước đây vẫn sẽ được các xã mới thực hiện xuyên suốt. Có như vậy, Sa Pa mới phát triển đồng đều, tránh tình trạng phát triển theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, phải đảm bảo quy hoạch chung của thị xã.

Ngoài ra, Thường trực, Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa cũng đã quan tâm tính toán, cân nhắc công tác cán bộ, công chức sau sáp nhập; quán triệt, định hướng tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức. Các xã, phường mới sau khi sáp nhập cũng được tính toán việc đặt trung tâm ở vị trí đáp ứng công tác quản lý, điều hành, đảm bảo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân và cán bộ, công chức, cũng như giải quyết các tình huống phát sinh liên quan đến an ninh, trật tự…

Thông qua tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giúp cán bộ nắm được tình hình, nguyện vọng của người dân để có những chỉ đạo giải quyết kịp thời, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.

Thông qua tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giúp cán bộ nắm được tình hình, nguyện vọng của người dân để có những chỉ đạo giải quyết kịp thời, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.

Huyện Văn Bàn cũng đã thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy đúng với tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Từ ngày 1/3, các cơ quan trong huyện sau sắp xếp đã đi vào hoạt động nền nếp, ổn định.

Bài học không để bị động trong công tác cán bộ được huyện Văn Bàn vận dụng hiệu quả không chỉ ở thời điểm này mà từ khi Trung ương bắt đầu triển khai Nghị quyết số 18. Vì vậy, trong những năm qua, công tác sắp xếp và luân chuyển cán bộ của huyện Văn Bàn luôn diễn ra thuận lợi. Từ giữa năm 2024 đến nay, huyện đã luân chuyển, điều động 31 cán bộ, trong đó luân chuyển, điều động từ huyện về xã 6 đồng chí, từ xã về huyện 6 đồng chí, từ xã này sang xã khác 10 đồng chí và giữa các phòng, ban 9 đồng chí.

baolaocai-br_3.jpg
Những cán bộ ở cơ sở am hiểu phong tục, tập quán, văn hóa bản địa sẽ phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân.

Tiếp tục thực hiện chủ trương sáp nhập các xã của Trung ương, huyện Văn Bàn đã quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn, đồng thời có những định hướng dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận, nhận thức đồng nhất về tầm quan trọng của cuộc cách mạng tinh gọn, sắp xếp bộ máy.

baolaocai-br_2.jpg
Khi sáp nhập xã, phường sẽ được bố trí công việc như thế nào là điều mà các cán bộ, công chức ở cơ sở quan tâm nhất lúc này.

Đồng chí Nguyễn Anh Chuyên, Bí thư Huyện ủy Văn Bàn cho biết: Hiện nay đã rõ dần ra các chỉ đạo của Trung ương từ Kết luận 126, 127, 128… Để thực hiện thành công cuộc cách mạng này, địa phương đề nghị Trung ương và tỉnh sớm có hướng dẫn cụ thể để triển khai đồng bộ, tránh sự hiểu lầm về các cơ chế, chính sách và tránh các thế lực thù địch lợi dụng vào đó tuyên truyền xuyên tạc. Cấp ủy đảng, chính quyền huyện Văn Bàn cũng đã đẩy mạnh việc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng của các thế lực thù địch.

Cán bộ, đảng viên, công chức huyện Văn Bàn đã sẵn sàng cho việc sáp nhập tổ chức bộ máy. Rất mong muốn sớm có khung tiêu chí, cơ chế điều hành của cấp xã, trên cơ sở đó huyện hoàn thành sứ mệnh của mình trong việc tham gia sắp xếp tổ chức bộ máy cấp xã thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Anh Chuyên, Bí thư Huyện ủy Văn Bàn

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập xã, phường đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc thời gian qua. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ, công chức đều nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sáp nhập cấp xã, phường và ủng hộ chủ trương này. Tuy nhiên, câu chuyện dôi dư sau sắp xếp và chế độ, chính sách cho những người thuộc diện dôi dư vẫn còn những băn khoăn, trăn trở. Đó là lo lắng và mong muốn chính đáng rất cần được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết thấu đáo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

fb yt zl tw