Sản lượng chè búp giảm mạnh, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân

Do nắng nóng kéo dài, ít mưa, sản lượng chè búp tươi thu hoạch trên địa bàn tỉnh giảm mạnh, kéo theo thu nhập của người trồng chè bị ảnh hưởng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Như mọi năm, đến thời điểm này, người trồng chè đã bước vào thu hoạch lứa búp thứ 4, thứ 5, nhưng năm nay, dù đã hết tháng 6, nông dân huyện Mường Khương và một số địa phương khác trong tỉnh mới thu hoạch được lứa búp thứ 3, thứ 4, có nơi mới thu hoạch được lứa búp chè thứ 2. Nguyên nhân được xác định là do thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài, ít mưa khiến cây chè không bật được búp.

Từ đầu tháng 6 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện vài đợt mưa rải rác nhưng lượng mưa tương đối nhỏ, phân bố không đều nên chưa giải quyết được tình trạng hạn hán cho vùng chè. Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, ít mưa thì sản lượng chè búp có thể tiếp tục giảm, gây thiệt hại cho ngành chè của tỉnh.

Che3.jpg
Bà Trương Thị Thu ở thôn Lùng Vai, xã Lùng Vai (trái ảnh) thu hái lứa búp chè thứ 2 năm 2023.

Thông thường, mỗi lứa thu hoạch, nương chè của gia đình bà Trương Thị Thu ở thôn Lùng Vai, xã Lùng Vai, huyện Mường Khương đạt sản lượng khoảng 1,8 tấn búp, một năm thu được khoảng 8 lứa (5 lứa chính, 3 lứa phụ). Tuy nhiên, năm nay do nắng hạn kéo dài, chè cho ít búp hơn mọi năm, nhiều diện tích cháy lá không cho thu hoạch.

Bà Thu chia sẻ: “Từ đầu vụ (tháng 3) đến nay, tôi mới thu hoạch được 2 lứa búp, sản lượng chỉ đạt 8 - 9 tạ/lứa, giảm 50% so với mọi năm. Do không có mưa, búp chè ít hơn, nhỏ hơn, thời gian thu hoạch cũng kéo dài hơn mọi năm khoảng 15 ngày (thông thường 30 ngày thu hoạch 1 lứa). Chưa kể, nhiều diện tích còn bị cháy lá, mất trắng. Mặc dù giá chè tăng khoảng 2 nghìn đồng/kg so với năm 2022 nhưng thu nhập vẫn giảm rất nhiều”.

Tình trạng chè cho búp nhỏ, ít búp hoặc cháy lá dẫn đến sản lượng giảm như gia đình bà Thu diễn ra khá phổ biến tại xã Lùng Vai. Toàn xã có 1.057 ha chè, trong đó 839 ha chè kinh doanh. Như mọi năm, đến thời điểm hiện tại, sản lượng chè búp của địa phương có thể đạt khoảng 4.000 tấn nhưng năm nay chưa đến 2.000 tấn. Sản lượng giảm mạnh so với cùng kỳ những năm trước.

che 1.jpg

Theo ông Nguyễn Tiến Lượng, Chủ tịch UBND xã Lùng Vai, nắng hạn kéo dài khiến việc đảm bảo nước sinh hoạt, sản xuất lúa trên địa bàn cũng gặp rất nhiều khó khăn nên khó có giải pháp đảm bảo nước tưới cho cây chè. Bên cạnh đó, diện tích chè của xã tương đối lớn, lại không có hệ thống tưới nên khó điều tiết nguồn nước, sản xuất vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết. Chúng tôi đang tập trung vận động Nhân dân tranh thủ khi thời tiết có mưa tiến hành bổ sung phân bón, chăm sóc chè để đảm bảo sản lượng cho các lứa tiếp theo.

che 2.jpg

Tại xã Bản Sen, nông dân trồng chè cũng gặp rất nhiều khó khăn vì hầu hết diện tích chè đều giảm sản lượng. Gia đình ông Nông Văn Dương ở thôn Phẳng Tao vào thời điểm này cũng đứng ngồi không yên vì nương chè - nguồn thu nhập chính của gia đình bị cháy lá diện rộng. Nếu những năm trước, mỗi đợt hái chè, gia đình ông Dương thu được khoảng 3 tấn búp thì lứa chè vừa qua, sản lượng chỉ được khoảng 1 tấn, giảm hơn 60%.

“Năm nay nắng nhiều quá, nhiều diện tích bị cháy lá không có búp. Thời gian qua, trên địa bàn có vài trận mưa nhưng cũng chưa đủ ngấm đất để cây chè phục hồi. Thiếu mưa, bón phân cũng vô ích vì phân không tan. Chúng tôi cũng chỉ biết chờ mưa xuống chứ không có giải pháp nào để cứu cây chè thời điểm này” - ông Dương than thở.

Không chỉ vùng trồng chè huyện Mường Khương, nông dân ở nhiều địa phương khác trong tỉnh như Bảo Thắng, Bảo Yên… cũng gặp phải tình trạng tương tự khiến sản lượng chè búp giảm mạnh. Người trồng chè các địa phương hầu hết không có giải pháp để đảm bảo nước tưới cho cây trồng chủ lực này vì diện tích quá lớn, trong khi nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cũng đang thiếu trầm trọng.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 5.082 ha chè kinh doanh, sản lượng thu hoạch đạt trên 13.900 tấn, giảm khoảng 3.400 tấn so với cùng kỳ năm 2022. Nếu không có mưa, khả năng sản lượng chè của cả năm 2023 khó đạt kế hoạch đề ra.

Là cây trồng chủ lực với diện tích lớn, việc sản lượng chè búp giảm mạnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng chè năm 2023. Ngay từ lúc này, các cấp, ngành, địa phương cần sớm có giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán gây ra đối với diện tích chè của tỉnh.

Về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu, đưa những giống chè mới có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn tốt vào trồng nhằm duy trì, phát triển vùng chè vốn có. Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm, điều tiết nước tưới ở các vùng chuyên canh trồng chè. Khi đó, người dân mới chủ động chống hạn được cho cây trồng, góp phần hạn chế những thiệt hại do hạn hán, nắng nóng gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Một thoáng Hồng Cam

Một thoáng Hồng Cam

Men theo ký ức về bến đò Hồng Cam, chúng tôi tìm về nơi kết nối giữa xã Cam Cọn và một số xã lân cận (Bảo Yên) với các trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh như Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Cứ ngỡ sẽ được đi trên chuyến đò chông chênh đầy gió để sang sông, vậy nhưng từ trong xanh thẳm, cây cầu như sợi chỉ trắng đã nối liền bờ vui.

Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Trước tình trạng số thịt gia súc giết mổ được đóng dấu kiểm soát giết mổ bán trên thị trường chiếm tỷ lệ thấp trên tổng số gia súc được giết mổ để kinh doanh, UBND tỉnh đã có văn bản về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Vì những miền quê đáng sống

Vì những miền quê đáng sống

Từ ước mong ban đầu xây dựng những miền quê đáng sống, lấy đây là động lực, mục tiêu phấn đấu, giờ đây mục tiêu đó hiển hiện rõ ràng và trở thành thực tế sinh động ở huyện Bảo Thắng.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw