"Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa" tại Festival Ninh Bình - Tràng An 2023

Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II với chủ đề "Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa" sẽ diễn ra từ ngày 26 - 31/12 tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư (Ninh Bình).

trang-an-081223.jpg
Quần thể Danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình.

Đây là sự kiện văn hóa - du lịch mang tầm quốc gia, cũng là thương hiệu lễ hội riêng của tỉnh nhằm đẩy mạnh giao lưu văn hóa, tôn vinh giá trị các di sản gắn với phát triển du lịch.

Đây là thông tin được Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường, Phó trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Festival cho biết tại cuộc họp báo diễn ra sáng 8/12, tại Hà Nội.

Theo đó, Festival Ninh Bình - Tràng An lần này dự kiến gồm 4 hoạt động trọng tâm đặc sắc thể hiện sự kết nối, hội tụ, lan tỏa sắc màu di sản văn hóa của địa phương và cả nước. Lễ khai mạc Festival sẽ diễn ra tối 26/12 và chương trình di sản văn hóa Nam Bộ ngày 28/12 tại khu Quần thể danh thắng Tràng An, huyện Hoa Lư; chương trình di sản văn hóa Bắc Trung Bộ và giao lưu văn hóa Lào - Việt Nam sẽ diễn ra tối 29/12 tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Lễ bế mạc có chủ đề "Rực lửa Cố đô", chào đón năm mới sẽ diễn ra tối 31/12...

Ban Tổ chức thông tin: Lễ khai mạc sẽ tạo điểm nhấn khác biệt của Festival lần này. Chương trình được dàn dựng công phu như một vở diễn thực cảnh đầu tiên trong không gian huyền ảo của di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Các yếu tố của sông, núi, âm nhạc, ánh sáng, công nghệ trình chiếu mapping cùng nghệ thuật truyền thống, đương đại, khinh công chạy trên nước, vẽ thư pháp bằng nghệ thuật múa… sẽ hòa quyện, tạo thành một bức tranh thủy mặc, kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa của Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình cũng như tinh hoa văn hóa các vùng miền đất nước. Đoàn nghệ thuật tỉnh Udomxay (Lào); nghệ sỹ, nghệ nhân các vùng văn hóa đặc trưng của đất nước sẽ trình diễn trong Festival Ninh Bình - Tràng An.

Thông qua Festival, Ninh Bình hy vọng giới thiệu tới nhân dân, du khách hình ảnh điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện, vùng đất và con người cố đô ngàn năm văn hiến, hội nhập và phát triển. Để chuẩn bị tốt cho sự kiện, Ninh Bình đã tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực liên quan, đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển hạ tầng, nâng cấp cơ sở vật chất; đảm bảo tốt hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, hầu hết các hoạt động trong Festival đều từ nguồn kinh phí xã hội hóa; làm theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng.

Năm 2022, Festival "Tràng An kết nối di sản" lần đầu tiên diễn đã nhận được sự quan tâm, tham gia, cổ vũ của nhiều đoàn trong và ngoài nước, đông đảo nhân dân, du khách; tạo dấu ấn với nhiều hoạt động đặc sắc, phát huy giá trị di sản, văn hóa vùng đất Cố đô.

Ninh Bình là tỉnh đầu tiên và duy nhất của nước ta cho đến nay sở hữu Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Địa phương đang bảo tồn, khai thác và phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy du lịch xanh bền vững. Tràng An - Ninh Bình hiện cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Báo Tin tức null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

fb yt zl tw