Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao.

Sa Pa đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc luôn được khách du lịch rất yêu thích trải nghiệm. Anh Conti, du khách đến từ Italy cho hay: "Chúng tôi đến từ Italy. Đến đây chúng tôi cảm thấy rất thư giãn, yên tĩnh và chúng tôi đánh giá rất cao về những cảnh quan thiên nhiên mà các bạn có".

Sa Pa có nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau, tạo ra các sản phẩm đa dạng như nghề chạm khắc bạc của người Mông, Dao; nghề dệt, thêu thổ cẩm, làm trang phục của người Mông, Dao, Giáy, Tày, Xa Phó; nghề làm nhạc cụ, lấy thuốc cổ truyền của người Dao, nghề rèn đúc... Giờ đây, những nghề truyền thống này đã được người dân sáng tạo thành các sản phẩm du lịch mang bản sắc dân tộc địa phương.

Một góc Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Một góc Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Bà Hoàng Thị Vượng - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sa Pa cho biết: "Chúng tôi đang tham mưu xây dựng các sản phẩm quà tặng lưu niệm và sản phẩm hàng hóa phát triển trên cơ sở sản phẩm thủ công truyền thống của cộng đồng các dân tộc địa phương. Hiện tại chúng tôi đang đưa ra đề xuất về việc hỗ trợ, bảo tồn 5 nhóm, ngành cơ bản để phục vụ cho khách du lịch. Hy vọng khi hoạt động hỗ trợ này được hoàn thiện thì khách du lịch đến với Sa Pa sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới và họ cũng có nhiều lựa chọn hơn".

Nhằm quảng bá, hỗ trợ, tăng cường trải nghiệm cho du khách trong quá trình khám phá các địa điểm du lịch, thị xã Sa Pa đã và đang có nhiều giải pháp áp dụng công nghệ. Hiện thị xã Sa Pa đang áp dụng hệ thống quản lí trung tâm điều khiển thông minh, trong đó có phần mềm thực tế ảo 360, phần mềm du lịch app Sa Pa tour. Đây là các phần mềm giúp cho công tác quản lý, tra cứu, cung cấp thông tin về hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn một cách đầy đủ và chính xác.

Lễ hội đường phố đã trở thành một trong những thương hiệu du lịch của Sa Pa.
Lễ hội đường phố đã trở thành một trong những thương hiệu du lịch của Sa Pa.

Ông Hoàng Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban Phát triển du lịch và di tích thị xã Sa Pa, cho biết: "Xây dựng được ứng dụng Sa Pa tour đã mang lại rất nhiều hữu ích, một là làm cho các doanh nghiệp của Sa Pa có một sự liên kết, cùng nhau phát triển, cũng như mở rộng ra cho khách biết đến. Khách du lịch trong nước, quốc tế biết đến các địa điểm, địa danh của Sa Pa cũng như các nhà hàng khách sạn, họ đến đây rất thuận lợi khi cập nhật ứng dụng Sa Pa tour này".

Mới đây, nhà xuất bản du lịch Rough Guides của Anh đã công bố Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á, trong đó, Sa Pa đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng này. Ruộng bậc thang ở Sa Pa được bình chọn là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp và kỳ vĩ nhất châu Á. Cùng với đó là hàng loạt những đánh giá khen ngợi Sa Pa của các chuyên trang, chuyên gia uy tín trong và ngoài nước. Điều đó có thể thấy Sa Pa hoàn toàn có thể trở thành điểm đến du lịch mang tầm quốc tế.

Ruộng bậc thang ở Sa Pa.
Ruộng bậc thang ở Sa Pa.

Để phát triển Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia hiện đại, vươn tầm quốc tế, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa đến năm 2040, theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, ưu tiên tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch kết nối giữa các địa phương với Sa Pa và các phân khu du lịch.

Về định hướng phát triển du lịch Sa Pa, ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam nêu rõ: "Để Sa Pa phát triển xứng tầm là khu du lịch quốc gia mang tầm vóc quốc tế, là một điểm đến đáng sống, đáng đến, đáng trải nghiệm thì rõ ràng Sa Pa cần phải tiếp tục khẳng định là một điểm đến có những sản phẩm du lịch đặc sắc bền vững. Định hướng phát triển cho khu du lịch quốc gia Sa Pa dựa trên phát triển bền vững và phải lấy yếu tố con người, văn hóa bản địa làm nền tảng, để tạo ra sản phẩm du lịch chất lượng cao, du khách có thể trải nghiệm có chiều sâu và ở lại Sa Pa lâu hơn".

Để đạt mục tiêu đến năm 2025 trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia mang tầm quốc tế, các cấp, các ngành và người dân Sa Pa đã nhận rõ vai trò, trách nhiệm của mình khai thác phát triển du lịch theo hướng bền vững, văn hóa đặc sắc gắn với giữ gìn môi trường sinh thái.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi xu hướng du lịch đa dạng, từ khám phá văn hóa trong nước đến trải nghiệm quốc tế với tiện nghi hiện đại và chi phí hợp lý. Mặc dù du lịch nước ngoài ngày càng thu hút giới trẻ, tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội lớn để cạnh tranh nếu cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và học hỏi từ các mô hình phát triển bền vững của quốc tế nhằm thu hút và giữ chân du khách trẻ.

Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam - Nhật Bản về cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa

Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam - Nhật Bản về cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa

Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch Việt Nam - Nhật Bản lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11/2023, ngày 2/10, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức hội thảo du lịch Việt Nam- Nhật Bản lần thứ hai tại Tokyo, Nhật Bản với chủ đề: "Cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn tại các điểm di sản văn hóa - Việt Nam và Nhật Bản hướng tới phát triển du lịch bền vững".

Cấp 'hộ chiếu' tham quan rừng

Cấp 'hộ chiếu' tham quan rừng

Chủ trương phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng của ngành lâm nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Vào rừng để tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế rừng phát triển, qua đó, góp phần giáo dục, bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững…

Du lịch đừng “ngủ” khi du khách còn thức

Du lịch đừng “ngủ” khi du khách còn thức

Không ít du khách chia sẻ với tôi rằng, thật khó để trải nghiệm suốt đêm khi đến một số địa bàn du lịch ở Lào Cai, bởi không có nhiều sản phẩm du lịch đêm đặc sắc, đành phải chọn cách đi ngủ sớm.

Malaysia xúc tiến quảng bá du lịch giáo dục tại thị trường Việt Nam

Malaysia xúc tiến quảng bá du lịch giáo dục tại thị trường Việt Nam

Tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia (Tourism Malaysia) phối hợp Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam và Cục Hội nghị và Triển lãm Malaysia (MyCEB) vừa tổ chức các hoạt động phong phú nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước, đồng thời xúc tiến quảng bá tiềm năng loại hình du lịch giáo dục, du lịch MICE của Malaysia.

Lào Cai kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát, xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vân Nam

Lào Cai kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát, xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vân Nam

Chiều 28/9, tại thành phố Mông Tự, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã tham dự chương trình quảng bá, xúc tiến, kết nối du lịch các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), mang chủ đề “ Việt - Trung, 2 quốc gia 6 điểm đến”.

Cơ hội định vị thương hiệu du lịch MICE Việt Nam

Cơ hội định vị thương hiệu du lịch MICE Việt Nam

MICE EXPO 2024 là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch, các đối tác cung cấp dịch vụ, các bên liên quan gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm hiểu xu hướng thị trường, sản phẩm; mở rộng liên doanh, liên kết, ký kết hợp đồng hợp tác trong lĩnh vực du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo).

fbytzltw