Rượu men lá Na Lang

LCĐT - Xã Lùng Vai (Mường Khương) nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống. Một trong những nghề được nhiều người biết đến là nấu rượu bằng men lá của người Dao Tuyển ở thôn Na Lang.

Để tìm hiểu về nghề này, chúng tôi đến nhà bà Lại Thị Hương - là thành viên của Hợp tác xã rượu men lá Na Lang. Bà Hương được mẹ chồng là người Dao tuyển truyền lại bí quyết nấu rượu. Mới tới cổng nhà, chúng tôi đã thấy mùi thơm nồng đặc trưng của men rượu. Tiếp chúng tôi, bà Hương cho biết: Thứ tạo nên hương vị đặc trưng của rượu Na Lang là men lá. Men được chế biến từ 9 loại thảo dược có sẵn trong rừng. Trung bình cứ 3 - 4 ngày, bà làm được một mẻ men, những ngày nắng to, men sẽ khô nhanh hơn. Trong nhà bà luôn có sẵn ít nhất 20 kg men đã phơi khô.

Rượu men lá Na Lang ảnh 1
Bà Hương chia sẻ về cách chế biến men lá.

Mỗi ngày, gia đình bà Hương nấu 30 kg gạo, tương đương với 30 lít rượu. Cứ 3 ngày, bà lại mang rượu ra hợp tác xã 1 lần. Bà Hương cho biết thêm, tuy được học bí quyết nấu rượu từ mẹ chồng, nhưng các đây 1 năm, khi xã thành lập Hợp tác xã rượu men lá Na Lang, bà còn được tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn cách bảo quản rượu và các biện pháp đảm bảo an toàn khi nấu rượu.

Rượu men lá Na Lang là loại rượu truyền thống của dân tộc Dao tuyển. Sản phẩm từng có nguy cơ bị mai một do sự xuất hiện của các loại men bán tràn lan trên thị trường. Những năm gần đây, sản phẩm được khôi phục và phát triển khi xã Lùng Vai thành lập Hợp tác xã rượu men lá Na Lang vào tháng 12/2017. Hợp tác xã hiện có 46 hộ tham gia. Đây là mô hình do Hội Phụ nữ xã Lùng Vai sáng lập và quản lý. Bà Trương Kim Hồng, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Vai cho biết: Hợp tác xã được thành lập sẽ quản lý các hộ sản xuất rượu thuận lợi hơn. Với loại rượu nấu từ men lá truyền thống, người dân ở đây đều có kinh nghiệm. Tuy nhiên, hợp tác xã cũng gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, sản phẩm chưa tiếp cận được thị trường, quy mô sản xuất còn nhỏ.

Rượu được ủ trong hang đá.
Rượu được ủ trong hang đá.

Trung bình mỗi hộ nấu khoảng 20 nồi/tháng, tương đương 500 lít rượu. Sản phẩm rượu nấu được, các hộ sẽ mang đến nhà kho của hợp tác xã, trải qua các giai đoạn khử andehit. Rượu được để trong chum và bảo quản trong hang đá tự nhiên, luôn ở nhiệt độ khoảng 20 độ C, sau đó mới đóng chai và đem đi tiêu thụ. Rượu men lá Na Lang trước khi bán ra thị trường đều được ủ từ 6 đến 12 tháng, theo người dân, rượu ủ càng lâu càng thơm, ngon và dịu hơn. Với giá 40.000 đồng/lít, nghề nấu rượu truyền thống này giúp các thành viên hợp tác xã có nguồn thu khá ổn định.

Thời gian tới, ngoài việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã sẽ tận dụng rượu cuối của rượu men lá Na Lang để tiếp tục dấm hồng nhằm tăng nguồn thu cho xã viên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Trong những xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, Y Tý là xã xa xôi nhất nhưng lại được ví như “viên ngọc” quý bởi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Ở Y Tý có thôn Tả Gì Thàng - làng nhỏ bình yên, phong cảnh đẹp được ví như trong truyện cổ tích. Từ lâu, đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, không để mai một theo năm tháng.

fb yt zl tw