Robot sẽ xử lý 40% công việc nhà vào năm 2033

Theo một nghiên cứu do đại học Oxford thực hiện, khoảng 40% công việc nhà sẽ được các chú robot làm thay con người trong vòng 10 năm tới.

Các nhà khoa học tại Đại học Oxford và Đại học Ochanomizu đã tính toán và đưa ra dự đoán rằng mua sắm thực phẩm sẽ là lĩnh vực được thực hiện nhiều nhất thông qua tự động hóa, trong khi chăm sóc con người đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi sẽ ít bị trí tuệ nhân tạo (AI) tạo tác động nhất. Chuyên gia dự đoán khi cuộc cách mạng AI nổ ra, 40% công việc liên quan đến nội trợ sẽ bị robot thay thế trong vòng 10 năm tới.

Theo nghiên cứu, các chuyên gia nam và nữ có những kỳ vọng khác nhau về tự động hóa công việc gia đình, có khả năng phản ánh sự khác biệt trong trải nghiệm sống của họ. Nghiên cứu có sự tham gia của 29 chuyên gia AI nam và nữ đến từ Anh và 36 chuyên gia đến từ Nhật Bản. Họ được yêu cầu ước tính mức độ mà 17 công việc nhà và chăm sóc con người có thể được tự động hóa trong thập kỷ tới.

Nghiên cứu chỉ ra rằng người Anh sử dụng khoảng 43% tổng thời gian họ dành để làm những công việc không được trả lương, bao gồm các công việc gia đình cũng như chăm sóc trẻ em hoặc người già. Trong đó, phụ nữ tại xứ sở sương mù làm việc nhà nhiều hơn 70 phút mỗi ngày so với nam giới.

Sự mất cân bằng giới tính trong phân chia công việc không lương thậm chí còn rõ rệt hơn ở Nhật Bản, khi chỉ có 18% nam giới trong độ tuổi lao động dành khoảng một nửa thời gian cho công việc nhà so với phụ nữ trong độ tuổi lao động.

Nghiên cứu kết luận quá trình tự động hóa sẽ giúp giảm 60% thời gian dùng cho việc mua sắm thực phẩm. Trong đó, con người sẽ giảm 47% thời gian hàng ngày cho việc rửa chén, dọn dẹp nhà cửa và 46% để nấu các bữa ăn.

Công việc giặt giũ hàng ngày với sự góp sức của AI sẽ có thể tự động hóa 43% quy trình giặt quần áo, thậm chí giảm 44% thời gian phơi và gấp quần áo. Tuy nhiên về nguyên tắc, nó có thể làm giảm nhu cầu về người giúp việc gia đình và người chăm sóc ở các xã hội già hóa như Vương quốc Anh và đặc biệt là Nhật Bản, đồng thời làm giảm cơ hội cho người lao động nhập cư từ các quốc gia có thu nhập thấp khác.

Ekaterina Hertog, phó giáo sư về AI tại Đại học Oxford, cho rằng sự thay thế của robot trong các công việc nội trợ là điều đã được dự báo từ lâu. Đây cũng là bước phát triển giúp cải thiện bình đẳng giới. Tại nhiều quốc gia, phụ nữ đang làm những việc không tên với cường độ cao, nhưng không được ghi nhận đúng vai trò.

Tuy nhiên, vấn đề quyền riêng tư có thể bị xâm phạm khi robot và AI ngày càng phổ biến cũng rất đáng lo ngại đòi hỏi xã hội cần phải hiểu được những rủi ro của việc sống trong một căn nhà có nhiều thiết bị thông minh.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Ngày 8 tháng 5, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai phối hợp với Đoàn công tác Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai.

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Sau 2 ngày nền tảng nCademy của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia (NCA) ra mắt, hơn 34.900 người tham gia khóa học miễn phí dành cho người dùng cá nhân. Khóa học với tên gọi “Cẩm nang an ninh mạng” nhằm trang bị kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, giúp người dùng nhận diện các rủi ro mạng thường gặp, phòng tránh lừa đảo trực tuyến và bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân triển khai mạnh mẽ. Nghị quyết ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.

fb yt zl tw