Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa (hay còn gọi là bãi đá cổ Sa Pa) nằm trong thung lũng Mường Hoa, trên địa phận các xã Tả Van và Mường Hoa của thị xã Sa Pa. Bãi đá cổ có diện tích khoảng 8 km2 và được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1994. Đây được coi là một trong những di sản thiên nhiên quý giá còn sót lại.
Theo đó, trong 3 ngày, đoàn công tác đã tiến hành rà soát, đo đạc, định vị, chụp ảnh, quay flycam không gian tổng thể các hình khắc cổ trên bãi đá nhằm so sánh, đánh giá tác động của môi trường trong thời gian qua đối với khu chạm khắc đá cổ Sa Pa. Từ đó, xây dựng cơ sở dữ liệu và số hóa hệ thống thông tin khu chạm khắc đá cổ Sa Pa. Theo kế hoạch, trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc hoạt động, đoàn sẽ có báo cáo kết quả với UBND tỉnh và Sở Ngoại vụ theo quy định.
Trước đó, vào tháng 10/2005, Sở Văn hóa và Thông tin Lào Cai (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) đã hợp tác với EFEO (Viện Viễn Đông Bác cổ) để thực hiện nghiên cứu dài hạn về việc giải mã các hình thù được khắc trên đá tại bãi đá cổ Sa Pa. Nhóm nghiên cứu đã chụp ảnh tất cả các tảng đá được chạm khắc, sử dụng GPS để xác định vị trí và lập bản đồ vị trí của chúng trên các tờ giấy.