Ra mắt bộ sách 'Đại Nam thực lục' 10 tập

Bộ sách là nguồn sử liệu chính thống hàng đầu trong việc nghiên cứu, tra cứu, tìm hiểu thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Việt Nam thế kỷ 19.

Vừa qua tại Hà Nội, VinaBoooks phối hợp với Nhà Xuất bản Hà Nội, Viện Sử học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Lễ ra mắt bộ sách Đại Nam thực lục gồm 10 tập.

Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm, gồm 560 quyển ghi chép thực toàn bộ lịch sử Việt Nam ở thế kỷ 19 dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn, cũng như hơn 200 năm lịch sử Đàng Trong của các chúa Nguyễn với quan điểm "Nước phải có sử, cốt để làm tin với đời nay và truyền lại cho đời sau". Đó là những chính sách lớn trong việc hoạch định, phát triển kinh tế - xã hội, đường lối đối ngoại, bảo vệ an ninh quốc gia, khai thác và khẳng định chủ quyền biển đảo, những bài học về thi cử, bổ nhiệm, thăng/giáng chức...

Đây là nguồn sử liệu chính thống hàng đầu trong việc nghiên cứu, tra cứu, tìm hiểu thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Việt Nam thế kỷ 19; cung cấp những tư liệu khoa học và pháp lý hữu ích trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách quản lý, phát triển và bảo vệ chủ quyển lãnh thổ.

Bộ sách được biên soạn theo phương pháp biên niên nên rất cần, rất dễ để tra cứu sự kiện, nhân vật, địa danh, địa chí theo trình tự thời gian và phương pháp kỷ sự có khả năng tái hiện diện mạo lịch sử theo lát cắt của thời gian. Những năm 60 của thế kỷ 20, Viện Sử học đã tập hợp các nhà Hán học uyên bác như Đào Duy Anh, Hoa Bằng, Đỗ Mộng Khương... để dịch và hiệu đính. Năm 1962, Viện Sử học xuất bản lần đầu ấn bản tiếng Việt (tập 1) bộ Đại Nam thực lục và phải mất 16 năm mới thực hiện xong 38 tập. Đây là công trình dịch thuật đồ sộ được đông đảo độc giả hoan nghênh và đánh giá cao.  

Nhân kỷ niệm 60 năm (1962-2022) bộ Đại Nam thực lục xuất bản bản tiếng Việt, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo độc giả trong và ngoài nước, bộ sách được tái bán lần thứ hai, gồm 10 tập, dày gần 10.000 trang, khổ 16x24cm, in trên giấy cao cấp, bìa cứng, đóng hộp, thẩm mỹ và trang trọng.  

Trân trọng giới thiệu di sản quý báu này đến giới nghiên cứu và bạn đọc, PGS.TS Bùi Nhật Quang - Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao công sức lao động của các cán bộ Viện Sử học trong suốt thời gian qua đã cống hiến cho nền khoa học xã hội của đất nước qua việc khai thác di sản và các nguồn sử liệu, gìn giữ và tôn vinh các giá trị mà ông cha đã để lại, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw