Quyết xử lý triệt để nạn sim rác

Không ít cá nhân đứng tên thuê bao hàng trăm sim, thậm chí cả nghìn sim di động, tiếp tay cho các đối tượng phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác, lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân, gây nhức nhối trong dư luận xã hội.

Trước thực trạng này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các nhà mạng rà soát các trường hợp cá nhân đứng tên nhiều thuê bao (trên 10 thuê bao) để bảo đảm chủ sở hữu sim di động chính là người sử dụng.

1.jpg

Nhân viên VinaPhone Hà Nội thực hiện chuẩn hóa thông tin cho khách hàng tại phòng giao dịch 97 đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa).

Ngăn chặn từ sim rác

Thực trạng người dùng điện thoại di động nhận được tin nhắn rác, cuộc gọi rác, mời đầu tư chứng khoán, mua bất động sản, “việc nhẹ lương cao” rồi lừa đảo chiếm đoạt tiền... vẫn diễn ra, gây bức xúc xã hội. Không ít trường hợp người nghe từ chối liền bị các đối tượng thực hiện cuộc gọi văng tục, đe dọa. Nguyên nhân chính để có tin nhắn rác, cuộc gọi rác là còn tồn tại sim rác, sim thuê bao không chính chủ. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thanh tra diện rộng việc quản lý, sử dụng sim di động trong cả nước.

Phó Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Hữu Trí thông tin, kết quả sơ bộ cho thấy vẫn còn tình trạng một số thuê bao được đăng ký ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau trong thời gian ngắn; đặc biệt, có hiện tượng ảnh chủ thuê bao là người cởi trần hoặc không có ảnh chụp của chủ thuê bao; nhiều chủ thuê bao không thực hiện giao kết hợp đồng khi đăng ký từ sim thứ 4 trở lên. Đến đầu tháng 8-2023, có 56 sở thông tin và truyền thông đã gửi báo cáo hoặc kết luận thanh tra về quản lý thông tin thuê bao về Bộ Thông tin và Truyền thông. Đơn vị chức năng đang tổng hợp kết quả thanh tra diện rộng việc quản lý thuê bao và sẽ công bố trong thời gian tới.

Còn theo Cục Viễn thông, các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông phát hiện một số thuê bao sở hữu nhiều sim (trên 10 sim/giấy tờ), trong đó thông tin thuê bao không trùng khớp với người sử dụng (phát sinh trong giai đoạn phát triển “nóng” của nhà mạng). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng sim rác, cuộc gọi rác, tin nhắn rác gây mất trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng, thậm chí có thể bị liên đới nếu các sim do mình đứng tên bị sử dụng trong các hoạt động phạm pháp... Vì vậy, Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng phải làm rõ việc sử dụng của các thuê bao đứng tên nhiều sim.

Tính đến giữa tháng 7-2023, các doanh nghiệp viễn thông đã rà soát, làm rõ việc sở hữu đối với 100% thuê bao (khoảng 3 triệu thuê bao) là tổ chức, doanh nghiệp. Từ ngày 25-7, các nhà mạng tiếp tục xử lý việc sở hữu đối với thuê bao là khách hàng cá nhân đứng tên nhiều sim với mục đích, người sử dụng sim chính là người sở hữu (đứng tên) số thuê bao đó. Thông qua hình thức nhắn tin, gọi điện chăm sóc khách hàng, đề nghị người sử dụng đến điểm giao dịch để ký lại hợp đồng nếu thực sự sở hữu trên 3 sim, hiện 80% số sim của các chủ thuê bao có trên 10 sim đã được xử lý.

2.jpg

Người dùng điện thoại di động vẫn nhận được tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Ảnh: Đỗ Tâm

Hạn cuối là trước ngày 31-8

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, đại diện các nhà mạng cho hay, đang rà soát, làm rõ việc sở hữu các số thuê bao cá nhân. Theo Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT VinaPhone) thuộc Tập đoàn VNPT, nhà mạng đã yêu cầu thuê bao là cá nhân sở hữu nhiều sim đến chuẩn hóa thông tin… Đến ngày 9-8, khoảng 1/3 thuê bao đã chuẩn hóa lại thông tin. Đơn vị cam kết hoàn thành việc rà soát, bảo đảm người đứng tên đăng ký thuê bao chính là người sử dụng số thuê bao trước ngày 31-8-2023 theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đại diện Tổng công ty Viễn thông MobiFone thông tin, với các thuê bao cá nhân hoặc doanh nghiệp đứng tên đăng ký nhiều thuê bao/giấy tờ, MobiFone đã chủ động tiếp cận để xác minh. Nhà mạng cũng yêu cầu chủ thuê bao ký cam kết đúng khách hàng sử dụng thuê bao, thực hiện theo đúng quy định của Cục Viễn thông. Việc kích hoạt, đăng ký, cập nhật thông tin thuê bao tại MobiFone sẽ được đối soát thông tin căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Còn theo đại diện Tổng công ty Viễn thông Viettel (thuộc Tập đoàn Viettel), nhà mạng vẫn đang hết sức nỗ lực triển khai nhiều các biện pháp khác nhau như gọi điện, nhắn tin, cử nhân sự đến tận nhà khách hàng… để hướng dẫn khách hàng thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao. Trong quá trình triển khai thực hiện, Viettel vẫn cập nhật tiến độ, báo cáo lên Bộ Thông tin và Truyền thông và đề xuất các giải pháp phù hợp…

Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Trần Duy Hải cho rằng, các sim thuê bao không đúng quy định cần có thời gian để loại bỏ. Do vậy, ngoài sự vào cuộc của cơ quan quản lý, công việc này đòi hỏi các nhà mạng phải thực hiện liên tục. Về phía khách hàng, Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn người sử dụng dịch vụ di động hợp tác, tiếp tục nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc chính xác hóa thông tin thuê bao, phối hợp với các nhà mạng trong quá trình xử lý để góp phần bảo đảm sự lành mạnh của thị trường viễn thông. Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng mong các cơ quan báo chí, truyền thông hỗ trợ, đồng hành tuyên truyền, vận động người dân sử dụng dịch vụ thực hiện theo thông báo của các nhà mạng, chủ động rà soát, cập nhật thông tin thuê bao chính xác, bảo đảm khách hàng sở hữu sim đúng là người sử dụng.

Với những sai phạm về sim kích hoạt sẵn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải xử lý nghiêm theo quy định và chỉ đạo của Chính phủ. Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện các sai phạm này, các đoàn thanh tra sẽ xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm. Trong trường hợp phát hiện cố tình giả mạo giấy tờ để đăng ký thông tin thuê bao, lợi dụng, sử dụng trái phép thông tin của người khác để đăng ký, kích hoạt sim, gây ra hậu quả thì tùy theo mức độ vi phạm, đoàn thanh tra sẽ chuyển cho cơ quan công an điều tra, xử lý.

“Với các biện pháp quyết liệt trong gần 2 năm qua, cơ quan quản lý quyết tâm xử lý triệt để nạn sim rác, từ đó sẽ ngăn chặn được nguồn chính phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác, lừa đảo”, ông Trần Duy Hải khẳng định.

HNM

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

fb yt zl tw