Quyết tâm để duy trì các xã đạt tiêu chí nông thôn mới

LCĐT - Vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2023 và cả giai đoạn đến năm 2025 là nhiệm vụ chính trị quan trọng, được tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm. Báo Lào Cai giới thiệu tới độc giả bài viết của đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và nội dung trọng tâm trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Diện mạo nông thôn mới ở xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên).
Diện mạo nông thôn mới ở xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên).

Bằng sự nỗ lực, quyết tâm cao, năm 2022, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành. Công tác truyền thông được đổi mới, góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhiều chủ trương, chính sách và tác động khách quan, việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2023 của tỉnh cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Nỗ lực lớn góp phần tạo nên những kết quả quan trọng

Năm 2022 khép lại với nhiều dư âm lắng đọng trong mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Các chủ trương, nghị quyết, dự án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo được quan tâm đầu tư, góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên. Người dân tích cực hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, xuất hiện nhiều gương sáng tự nguyện đóng góp sức người, của cải vật chất, hiến đất làm đường, xây trường, dựng lớp. Tất cả đã tạo nên khí thế phấn khởi, quyết tâm cao trong xây dựng nông thôn mới, đem lại những kết quả quan trọng.

Kết thúc năm 2022, thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng tiếp tục duy trì các tiêu chí đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tỉnh công nhận thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai), nâng tổng số xã đạt chuẩn toàn tỉnh là 62/127 xã (đạt 86,11% so với kế hoạch năm 2022). Công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, lũy kế toàn tỉnh có 4 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao (đạt 44,44% kế hoạch năm 2022). Công nhận thêm 67 thôn nông thôn mới theo bộ tiêu chí thôn nông thôn mới, thôn kiểu mẫu giai đoạn 2016 - 2020, nâng số thôn kiểu mẫu toàn tỉnh lên 177 thôn, 237 thôn nông thôn mới, trong đó có 20 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới thuộc 11 xã đặc biệt khó khăn khu vực miền núi và biên giới.

Người Dao giữ gìn bản sắc văn hóa.
Người Dao giữ gìn bản sắc văn hóa.

Nhiệm vụ hướng về cơ sở được lãnh đạo các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, đã có hơn 200 lượt cán bộ, lãnh đạo đi cơ sở công tác; vận động, huy động, ủng hộ, hỗ trợ các xã với tổng giá trị quy ra tiền hơn 7,5 tỷ đồng. Phong trào thi đua “Nhà sạch - đường xanh - ngõ xóm” đã thu hút đông người dân tham gia. Qua tuyên truyền, người dân đã tự nguyện ủng hộ hơn 1.856 ngày công để trồng mới và trồng dặm 74,5 km đường hoa, nâng tổng số đường hoa nông thôn mới lên 271 tuyến, chiều dài 210,25 km tại 109 xã trên địa bàn toàn tỉnh. Diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, khang trang, văn minh hơn; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố; an ninh, trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa được nâng cao, cảnh quan môi trường nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực.

Những khó khăn, nhiệm vụ phía trước cần vượt qua

Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn tồn tại những hạn chế. Tiến độ triển khai thực hiện các tiêu chí tại các xã còn chậm so với kế hoạch, công tác duy trì và nâng cao chất lượng, bền vững các tiêu chí sau đạt chuẩn ở nhiều xã nông thôn mới chưa thường xuyên, chỉ đạo thiếu quyết liệt, nên nhiều tiêu chí không đạt.

Dự báo thời gian tới, chương trình xây dựng nông thôn mới còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn. Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2022 - 2025 nâng cao hơn trước, các xã phấn đấu “về đích” nông thôn mới trong giai đoạn này là các xã đặc biệt khó khăn (khu vực III), đồng thời nguồn lực đầu tư cũng hạn chế so với giai đoạn trước.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 60% tổng số xã trên địa bàn, có trên 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 72 triệu đồng. Đề án 01-ĐA/TU về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025 đặt mục tiêu toàn tỉnh có 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 1 huyện nông thôn mới nâng cao; 94 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân mỗi xã đạt 17,3 tiêu chí, không có xã dưới 10 tiêu chí. Ngoài ra, Nghị quyết 10 ngày 26/8/2021 của Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra mục tiêu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 35 triệu đồng/năm.

Người dân trong tỉnh tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Người dân trong tỉnh tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Để vượt qua được khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2023 cũng như cả giai đoạn đến năm 2025, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn và nhiều hơn nữa cách làm sáng tạo của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò chủ động của các tầng lớp Nhân dân khu vực nông thôn đóng vai trò quyết định. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải tăng cường tuyên truyền với các nội dung trọng tâm như sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, trong đó nâng cao hiểu biết của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với nội dung các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì ngân sách cấp tỉnh không hỗ trợ để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Do đó, cấp ủy đảng, chính quyền huyện, xã cần chủ động, linh hoạt huy động nguồn lực và huy động sức dân để đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí và xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền để người dân hiểu việc các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nếu để bị thu hồi quyết định công nhận cũng không được hưởng các chế độ, chính sách của xã khu vực II, khu vực III theo Quyết định số 861 ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Hai là, cấp ủy đảng, chính quyền cấp huyện, xã tập trung tổ chức triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng tập thể, cá nhân phụ trách từng nội dung, từng tiêu chí. Phân công rõ các nội dung nhiệm vụ cho từng cấp thực hiện: Nội dung thuộc trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền cấp huyện, cấp xã phân công cụ thể cho phòng ban, đơn vị, cấp hội, cán bộ, công chức, phụ trách; đối với nội dung thuộc trách nhiệm của cộng đồng dân cư và Nhân dân, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, vận động Nhân dân, cộng đồng dân cư tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí để đảm bảo đạt tiêu chí theo quy định của Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Ba là, sử dụng hiệu quả các nguồn lực được giao cho cấp huyện, xã; vận động, huy động các nguồn lực hợp pháp và nguồn lực của cộng đồng dân cư, người dân để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cũng như hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Bốn là, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp thường xuyên kiểm tra, trấn chỉnh, hỗ trợ các xã trên cơ sở kế hoạch giao, bàn với người dân cách thức thực hiện trên cơ sở “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng” với phương châm “việc gì khó đến mấy nếu người dân đồng lòng thì cũng xong” và “xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc” để người dân quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Năm là, tổ chức phát động phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới để các xã hăng hái thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời; linh hoạt trong các hình thức khen thưởng, tăng cường thư khen của huyện, của xã cho cá nhân, hộ gia đình đóng góp công sức, hiến đất… trong xây dựng nông thôn mới.

Bằng sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, tỉnh Lào Cai quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2023, tạo động lực và tiền đề vững chắc để “về đích” các mục tiêu cả giai đoạn 2021 - 2025, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân các dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw