Quy định mới về điều kiện, thủ tục thành lập trường mầm non

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; trong đó quy định rõ điều kiện, thủ tục thành lập trường mầm non.

Một lớp học tại Trường mầm non tư thục Sao Mai Vĩnh Phúc trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Ảnh minh họa: Nguyễn Thảo/TTXVN

Nghị định quy định điều kiện thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập hoặc cho phép thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non dân lập, tư thục (gọi chung là trường mầm non): Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở; Đề án xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục mầm non; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường mầm non.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mầm non công lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non dân lập, tư thục.

Trình tự thực hiện: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) (nếu đề nghị thành lập trường mầm non công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị cho phép thành lập trường mầm non dân lập, tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục:

Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em theo quy định.

Có chương trình giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục: Đối với trường mầm non tư thục, mức đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

Đối với trường hợp trường mầm non tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định.

Đối với trường mầm non công lập, dân lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc cộng đồng dân cư ở cơ sở chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định.

Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non.

Nghị định nêu rõ, trường mầm non bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục; người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền; Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục; vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mầm non.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2024.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thay đổi môn thi thứ ba trong thi lớp 10 để tránh học lệch

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thay đổi môn thi thứ ba trong thi lớp 10 để tránh học lệch

Liên quan đến việc lựa chọn môn thi tuyển sinh lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ngày 31/10, bên lề Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị cho kỳ thi từ năm 2025, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng có chia sẻ thêm với báo chí xung quanh vấn đề này.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân tộc thiểu số hãy tự tin làm chủ cuộc sống”.

 Bắc Hà: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất giáo dục

Bắc Hà: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất giáo dục

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học. Xác định tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, huyện Bắc Hà đã quan tâm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng việc dạy học theo chương trình mới.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

“Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hoạt động chuyển đổi số, phấn đấu tạo môi trường giáo dục số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục...” là những mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đang hướng đến.

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Điện thoại di động dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục, việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng chất lượng dạy và học. Vì vậy, hiện nay nhiều địa phương, trường học đã đưa ra biện pháp hạn chế hoặc cấm triệt để nhằm bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả.

Đưa vị thế giáo dục thành phố Lào Cai lên tầm cao mới

Đưa vị thế giáo dục thành phố Lào Cai lên tầm cao mới

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Lào Cai, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố cũng đạt nhiều kết quả quan trọng, xứng đáng là “lá cờ đầu” về phong trào đổi mới giáo dục trên địa bàn tỉnh. Sau 20 năm thành lập, thành phố Lào Cai đang bước vào chặng đường mới với quyết tâm đưa vị thế giáo dục lên tầm cao mới.

UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm tồn tại trong công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT thị xã Sa Pa

UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm tồn tại trong công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT thị xã Sa Pa

Liên quan đến phản ánh của nhóm phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam và dư luận xã hội về một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông (THCS&THPT) thị xã Sa Pa, ngày 21/10/2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan xác minh, xử lý nghiêm và khắc phục kịp thời các tồn tại, đảm bảo tốt nhất điều kiện học tập, sinh hoạt cho học sinh.

“Sinh viên 5 tốt” Phạm Đức Hiệp

“Sinh viên 5 tốt” Phạm Đức Hiệp

Phạm Đức Hiệp (sinh năm 1999) hiện đang theo học chuyên ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành K22, Trường Cao đẳng Lào Cai không chỉ đạt thành tích cao trong học tập, mà còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường. Vừa qua, nam sinh này xuất sắc đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” do Ban Chấp hành Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh tặng và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 2023 - 2024.

fbytzltw