Quốc hội Pakistan bầu ông Shehbaz Sharif làm Thủ tướng

Với 201 phiếu ủng hộ, ông Shehbaz Sharif đã có được số phiếu trên 169 cần thiết và vượt qua ứng cử viên Omar Ayub, để trở thành Thủ tướng của Pakistan nhiệm kỳ mới.

Ông Shehbaz Sharif được bầu làm Thủ tướng Pakistan.
Ông Shehbaz Sharif được bầu làm Thủ tướng Pakistan.

Ngày 3/3, Quốc hội Pakistan đã bỏ phiếu bầu ông Shehbaz Sharif làm Thủ tướng, đánh dấu lần thứ hai ông đảm nhận cương vị này.

Kết quả bỏ phiếu dành cho ông Shehbaz Sharif là 201 phiếu thuận và 92 phiếu phản đối. Với 201 phiếu ủng hộ, ông Shehbaz Sharif đã có được số phiếu trên 169 cần thiết và vượt qua ứng cử viên còn lại là ông Omar Ayub, người chỉ nhận được 92 phiếu ủng hộ, để trở thành Thủ tướng của Pakistan nhiệm kỳ mới.

Trước đó, ngày 8/2, các cử tri Pakistan đã đi bỏ phiếu tổng tuyển cử. Tuy nhiên, không có chính đảng nào giành được đa số quá bán và buộc các đảng phải liên minh để có thể thành lập chính phủ.

Ngày 20/2, lãnh đạo hai chính đảng lớn ở Pakistan là Liên đoàn Hồi giáo Pakistan-Nawaz (PML-N) và đảng Nhân dân Pakistan (PPP) thông báo đã nhất trí thành lập chính phủ liên minh.

Ông Shehbaz Sharif, 72 tuổi, là em trai của cựu Thủ tướng Nawaz Sharif, người từng có 3 nhiệm kỳ là Thủ tướng Pakistan và chỉ đạo chiến dịch tranh cử của PML-N trong thời gian qua.

Nhiệm kỳ trước, ông Shehbaz Sharif đã đảm nhận vị trí Thủ tướng Pakistan đến tháng 8/2023 khi quốc hội giải tán để phục vụ cho tổng tuyển cử. Pakistan nằm dưới sự điều hành của một chính phủ lâm thời cho đến nay.

Chính phủ do ông Sharif lãnh đạo đã đàm phán thành công một thỏa thuận vay vốn quan trọng từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhưng quá trình giải ngân vẫn còn vướng mắc trong khi chính phủ đã phải áp dụng nhiều biện pháp để đáp ứng các tiêu chuẩn vay vốn, khiến cuộc sống của những hộ gia đình nghèo và trung lưu gặp nhiều khó khăn.

Do đó, trước mắt, chính phủ mới tại Pakistan sẽ phải nhanh chóng bắt đầu các cuộc thảo luận với IMF về thỏa thuận tiếp theo để củng cố nền kinh tế và giải quyết tình trạng nghèo đói ngày càng nghiêm trọng.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw