Quan tâm, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư

Chiều 15/11 (giờ địa phương), tại San Francisco đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, với chủ đề "Phát triển bền vững và bao trùm".

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại Hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, hiện nay khi kinh tế toàn cầu đối mặt với làn sóng mới của chủ nghĩa bảo hộ, những thách thức từ biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội, xung đột địa chính trị, APEC chính là nơi để chúng ta cùng tìm kiếm và thử nghiệm những ý tưởng, giải pháp mới. APEC sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên chặng đường mới, đặc biệt là sẽ khôi phục và củng cố niềm tin vào tự do thương mại và đầu tư.

ct1.jpg

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, APEC cần tái khẳng định cam kết duy trì mở cửa thị trường, đẩy mạnh liên kết kinh tế quốc tế, ủng hộ một nền kinh tế thế giới mở, bao trùm và bền vững. Bảo đảm lợi ích từ thương mại được phân phối rộng khắp và bình đẳng trong xã hội. Tự do thương mại và đầu tư sẽ giúp các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương nâng cao sức cạnh tranh, tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2023 là cơ hội gặp mặt của các doanh nghiệp năng động, nhiệt huyết và sáng tạo của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là dịp quan trọng để cùng chia sẻ tầm nhìn và tìm kiếm giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề lớn, cấp bách, chiến lược đối với tương lai của khu vực và thế giới.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, kinh tế thế giới hiện nay đang có những mâu thuẫn lớn, đó là: kinh tế tăng trưởng, của cải ngày càng nhiều nhưng khoảng cách giàu nghèo gia tăng và tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng; sau hơn ba thập kỷ thế giới hưởng lợi từ toàn cầu hóa và hình thành nên mạng lưới quan hệ kinh tế quốc tế đan xen lợi ích, phụ thuộc lẫn nhau thì xu thế bảo hộ, phân tách lại gia tăng mạnh mẽ; khoa học-công nghệ phát triển nhanh chóng vượt bậc, với sức ảnh hưởng lan rộng toàn cầu nhưng khung khổ thể chế vẫn cơ bản giới hạn ở tầm quốc gia; khoa học-công nghệ đem đến cơ hội phát triển to lớn nhưng cũng tiềm ẩn hiểm họa khôn lường; chúng ta theo đuổi mô hình tăng trưởng khuyến khích tiêu dùng, thậm chí tiêu dùng quá mức nhưng lại không thể huy động đủ nguồn lực cho các Mục tiêu phát triển bền vững.

"Cần một tư duy mới bao trùm, hài hòa và nhân văn. Trong đó, phải bảo đảm mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Thước đo thành công của một nền kinh tế không chỉ là quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP mà phải tính đến phúc lợi người dân được hưởng và tác động đến môi trường cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng kinh tế dựa vào tiêu dùng, khai thác tài nguyên cần được thay thế bằng mô hình kinh tế tuần hoàn, bền vững hơn".

- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -

Để giải quyết căn bản những mâu thuẫn nêu trên, để tiếp tục theo đuổi những mục tiêu cao cả đã đề ra, Chủ tịch nước cho rằng, cần một tư duy mới bao trùm, hài hòa và nhân văn. Trong đó, phải bảo đảm mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Thước đo thành công của một nền kinh tế không chỉ là quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP mà phải tính đến phúc lợi người dân được hưởng và tác động đến môi trường cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng kinh tế dựa vào tiêu dùng, khai thác tài nguyên cần được thay thế bằng mô hình kinh tế tuần hoàn, bền vững hơn. Ở phạm vi quốc gia, các chính sách phát triển kinh tế không chỉ nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn nâng cao chất lượng việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động, góp phần bảo tồn môi trường sinh thái. Ở tầm khu vực và toàn cầu, hợp tác giữa các quốc gia không chỉ hướng đến cắt giảm khí thải, chuyển đổi năng lượng sạch, mà cần tạo điều kiện để các nước đang phát triển mở rộng quy mô nền kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển. Và cuối cùng, tại mỗi doanh nghiệp, triết lý kinh doanh mới là, gắn kết lợi nhuận của doanh nghiệp với lợi ích chung của xã hội.

ct2.jpg

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước nêu rõ, duy trì nền kinh tế thế giới mở, kết nối song hành với bảo đảm an ninh kinh tế của các quốc gia. Đại dịch Covid-19 và những bất ổn vừa qua làm hiện rõ sự mong manh của nền kinh tế và chuỗi cung ứng trước các cú sốc. Bảo đảm ổn định và an ninh kinh tế là nhu cầu chính đáng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, gia tăng bảo hộ, phân tách thị trường sẽ làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu và đảo ngược những thành tựu đã đạt được của hội nhập kinh tế quốc tế. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia để tăng cường khả năng ứng phó trước các cuộc khủng hoảng, xây dựng hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu minh bạch, bình đẳng, bảo đảm cân bằng lợi ích của tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ.

Nêu rõ, quản trị toàn cầu về công nghệ (nhất là trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học) không chỉ hướng đến quản lý sự phát triển của các loại công nghệ, mà còn phải giải quyết các hệ quả kinh tế-xã hội, văn hóa, chính trị từ quá trình này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, việc định hình luật lệ, quy định, tiêu chuẩn chung phải tính đến trình độ phát triển của mỗi quốc gia, bảo đảm tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ và mọi người dân đều phải được hưởng lợi từ tiến bộ khoa học-công nghệ. Đồng thời, cần bảo đảm cân bằng giữa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học-công nghệ với bảo đảm an toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia.

Theo Chủ tịch nước, cần ưu tiên nguồn lực cho các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm. Thế giới đã đi qua hơn nửa chặng đường của các Mục tiêu phát triển bền vững 2030, nhưng khoảng cách giữa cam kết và thực thi còn quá xa. Với cách làm như hiện nay thì khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ có thể hoàn thành các mục tiêu này vào năm 2065, tức là chậm hơn 35 năm so kế hoạch ban đầu. Do vậy, yêu cầu cấp thiết là phải huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính công, tư, trong nước và quốc tế cũng như đóng góp của các tổ chức và người dân. Các nước đang phát triển mở rộng quy mô nền kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển. Và cuối cùng, tại mỗi doanh nghiệp, triết lý kinh doanh mới là, gắn kết lợi nhuận của doanh nghiệp với lợi ích chung của xã hội.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị, cần thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh kinh tế, đặc biệt là nâng cao sức chống chịu của các nền kinh tế thành viên và các doanh nghiệp trong khu vực trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai. APEC là diễn đàn để các nền kinh tế tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp chính sách, kịp thời tháo gỡ khó khăn và bảo đảm hoạt động thông suốt của các chuỗi cung ứng khu vực. Bên cạnh đó, hợp tác về an ninh lương thực, an ninh năng lượng và kết nối thương mại nhằm đa dạng hóa nguồn cung cũng sẽ góp phần củng cố an ninh kinh tế của các thành viên….

"Việc định hình luật lệ, quy định, tiêu chuẩn chung phải tính đến trình độ phát triển của mỗi quốc gia, bảo đảm tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ và mọi người dân đều phải được hưởng lợi từ tiến bộ khoa học - công nghệ. Đồng thời, cần bảo đảm cân bằng giữa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học - công nghệ với bảo đảm an toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia".

- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -

Trước những thách thức to lớn mà chúng ta đang đối mặt, Chủ tịch nước kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Nhà nước trong thực hiện cam kết về phát triển bền vững, theo đuổi các mục tiêu dài hạn về kinh tế, môi trường và xã hội; tăng cường đầu tư vào khoa học-công nghệ, đầu tư vào con người, đầu tư xây dựng các cộng đồng bao trùm, tự cường. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp có dấu ấn của mình trong xã hội, xây dựng niềm tin và giá trị của thương hiệu.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nêu bật quan điểm và chính sách phát triển của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm tất cả người dân được phát huy tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phải được tiến hành ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển; không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, Việt Nam đang triển khai đồng bộ 3 nhóm giải pháp chính như sau.

Một là, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, ngoại lực là quan trọng, đột phá. Theo đó, trọng tâm là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, sạch, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; thúc đẩy phát triển dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và văn hóa, con người Việt Nam. Với những nỗ lực đó, Việt Nam được đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua; là một trong 3 quốc gia có thành tích vượt trội so mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp.

Hai là, tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; thúc đẩy chuyển đổi xanh hướng tới các mục tiêu, cam kết toàn cầu về khí hậu. Song song với hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, Nhà nước cũng nghiên cứu để bổ sung nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ mới, tiếp cận các nguồn tài chính xanh và đào tạo nguồn nhân lực.

"Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm tất cả người dân được phát huy tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phải được tiến hành ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển; không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần".

- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -

Ba là, tạo môi trường khuyến khích người nghèo, người yếu thế nỗ lực, tự vươn lên bằng chính sức của mình, hòa nhập với cộng đồng, xóa bỏ phân biệt trong xã hội. Người dân là mục tiêu, là chủ thể của phát triển, mọi chính sách và hoạt động tương lai phải hướng tới hạnh phúc của người dân. Việt Nam đang triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo và giáo dục nghề nghiệp bình đẳng, bao trùm, toàn diện; đồng thời tạo điều kiện để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với khoa học-công nghệ.

Chủ tịch nước mong muốn các bạn tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong việc tham vấn, đề xuất chính sách và ý tưởng đầu tư mới; chuyển giao các giải pháp, công nghệ hiện đại, mô hình kinh tế mới; và thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển. Với chủ trương lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ cao và bảo vệ môi trường là tiêu chí hàng đầu, Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực như: khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; linh kiện điện tử, ô-tô điện...; sản xuất chất bán dẫn, năng lượng mới (như hydrogen), năng lượng tái tạo; phát triển trung tâm tài chính, tài chính xanh; và công nghệ sinh học, y tế...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, Việt Nam luôn quan tâm, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài; tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; cũng như bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người lao động. Việt Nam nhìn nhận sự thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của chính mình, và thất bại của doanh nghiệp cũng là thất bại của nhà nước trong điều hành chính sách…

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Lào Cai tổ chức thành công Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024

Thành phố Lào Cai tổ chức thành công Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024

Chiều 26/4, sau 1 ngày diễn ra sôi nổi, Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024 thành phố Lào Cai đã kết thúc thành công. Đây là đơn vị được Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chọn làm điểm tổ chức hội thi để Ban CHQS 8 huyện (thị xã) trong tỉnh tham quan, học tập, rút kinh nghiệm.

Đồng chí Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo Yên

Đồng chí Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo Yên

Chiều 26/4, đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Bảo Yên đã tới thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và các ông, bà từng tham gia dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện đang sống tại huyện Bảo Yên.

HĐND tỉnh thực hiện 5 cuộc giám sát chuyên đề các nội dung cử tri quan tâm trong tháng 4/2024

HĐND tỉnh thực hiện 5 cuộc giám sát chuyên đề các nội dung cử tri quan tâm trong tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, Thường trực, các ban, tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tiến hành 6 cuộc giám sát, trong đó có 5 cuộc giám sát chuyên đề; tính từ đầu năm đến nay đã có 15 cuộc giám sát, khảo sát được HĐND tỉnh thực hiện, trong đó có 7 cuộc giám sát chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực, nội dung nhiều cử tri quan tâm.

Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024

Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024

Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024, thời gian nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, dự báo tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh có nắng nóng cực điểm nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ cao. Cũng trong dịp nghỉ lễ, lượng người đi xa trở về nhà và lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng, vì thế, công tác phòng, chống cháy nổ được chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng chú trọng.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thăm, tặng quà dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại huyện Mường Khương

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thăm, tặng quà dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại huyện Mường Khương

Sáng 26/4, đồng chí Phạm Hùng Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Mường Khương đã tới thăm, tặng quà 6 cựu dân công hỏa tuyến từng phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện đang sinh sống tại huyện Mường Khương.

Thành lập 13 chốt bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng tạm thời tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát

Thành lập 13 chốt bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng tạm thời tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng trong mùa hanh khô năm 2024, đặc biệt là trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát đã lập 13 chốt bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng tạm thời tại 5 xã vùng cao trên địa bàn huyện.

fb yt zl tw