Sản xuất nông nghiệp hàng hóa khởi sắc

Vượt qua những khó khăn ở giai đoạn đầu năm, sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh đã có sự khởi sắc.

NNHH3.jpg

Với tổng diện tích hơn 780 ha, chè là loại cây trồng chủ lực được nông dân xã Thanh Bình (huyện Mường Khương) chú trọng. Do nắng hạn kéo dài, đến hết tháng 5/2023, sản lượng chè búp tươi của xã Thanh Bình mới đạt hơn 1.200 tấn. Từ tháng 6 đến nay, nhờ có mưa, cây chè được cung cấp đủ nước, nông dân xã Thanh Bình đã tập trung chăm sóc, giúp cây chè phục hồi, sản lượng tăng đáng kể. Tính đến nay, nông dân xã Thanh Bình đã thu hoạch được hơn 5.000 tấn chè búp tươi, thu về khoảng 40 tỷ đồng.

Trung bình mỗi năm người dân trên địa bàn xã thu hoạch hơn 8.000 tấn chè búp tươi. Sản xuất chè mang lại nguồn thu ổn định cho hơn 500 hộ trên địa bàn xã, có hộ thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

Ông Phùng Huy Tường, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có hơn 7.533 ha chè, trong đó 5.082 ha chè kinh doanh; sản lượng 6 tháng đầu năm đạt 20.599 tấn, giá thu mua chè bình quân hơn 8.000 đồng/kg, giá trị sản xuất từ đầu năm đến nay ước đạt 165 tỷ đồng.

Với sản lượng khai thác hằng năm đạt hơn 150.000 tấn cành, lá và hơn 77.000 tấn vỏ, hơn 300 tấn tinh dầu, trung bình mỗi năm người dân huyện Bảo Yên có thể thu về từ cây quế khoảng 1.200 tỷ đồng. Tại địa phương này có 3 nhà máy chế biến tinh dầu quế quy mô lớn và nhiều cơ sở sơ chế vỏ quế, sản xuất tinh dầu quy mô nhỏ giúp người dân yên tâm sản xuất.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Bảo Yên, quế là loại cây lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Huyện đang quy hoạch phát triển vùng trồng, tránh phát triển ồ ạt, xâm lấn vào diện tích rừng khác. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư, chủ động “đón” doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sâu sản phẩm từ quế. Địa phương đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn huyện có khoảng 30.000 ha quế, trong đó phấn đấu xây dựng 15.000 ha quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế, đưa các sản phẩm từ quế Bảo Yên vươn ra thị trường thế giới.

NNHH.jpg

Phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ không chỉ giúp nông dân huyện Bảo Yên mà còn giúp nông dân các địa phương khác trong tỉnh như Bảo Thắng, Bắc Hà, Văn Bàn… có nguồn thu ổn định.

nnhh2.jpg

Ngoài ngành hàng chè, quế tạo sự khởi sắc cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, các ngành hàng chủ lực khác như chuối, dứa, dược liệu, chăn nuôi cũng có sự phát triển, giúp ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 4,95% trong 6 tháng đầu năm 2023. Trong đó, sản lượng cây dược liệu đạt 6.529 tấn, giá trị hơn 160 tỷ đồng; sản lượng chuối đạt 30.860 tấn, giá trị 247 tỷ đồng; sản lượng dứa đạt hơn 35.000 tấn, giá trị 140 tỷ đồng; sản lượng thịt hơi đạt 24.230 tấn, mang lại giá trị 1.430 tỷ đồng…

Năm 2023, ngành nông nghiệp phấn đấu giá trị sản xuất hàng hóa các ngành hàng chủ lực đạt 5.200 tỷ đồng, tăng 1,3 lần (tức tăng 1.000 tỷ đồng) so với năm 2022, chiếm khoảng 52% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Trong những tháng cuối năm, ngành nông nghiệp tập trung phát triển các vùng sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận hữu cơ, truy xuất nguồn gốc, các sản phẩm chế biến sâu để tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển đàn lợn theo quy mô công nghiệp tại khu vực vùng thấp; phát triển đàn lợn đen bản địa để tạo ra các sản phẩm đặc hữu đối với khu vực vùng cao. Ưu tiên sử dụng lồng ghép, tranh thủ nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ phát triển sản xuất và tiếp tục thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, triển khai thực hiện đề án, chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa mục đích.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Sáng 6/9, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ nông dân tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè trên sông Chảy, tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

Nụ cười mùa quế

Nụ cười mùa quế

Những ngày này, tại các vùng trồng quế của tỉnh đang rộn ràng khai thác “vụ tám”, quế tươi vừa bóc cuộn tròn từng bó trên nương đồi, quế phơi đầy sân chuẩn bị xuất bán… đâu đâu cũng phủ bởi màu vàng, nâu của vỏ quế. Dưới cái nắng hanh của mùa thu, gương mặt người dân ánh lên niềm vui ngày mùa.

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Nhắc đến Cam Đường là nhắc đến vùng đất với truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng. Nơi đây, ngày 10/10/1948 đã thành lập Chi bộ Cam Đường - chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh. Sau 76 năm, phát huy truyền thống cách mạng, người dân nơi đây luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

Đến thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), khi hỏi về Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Văn Tới thì ai cũng biết, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gương mẫu, nhiệt tình với công việc, được người dân tin yêu, quý mến.

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng là yêu cầu không chỉ của các doanh nghiệp mà các hợp tác xã ngày nay cũng đang dần phải chuyển đổi hoạt động theo hướng đa dạng hoá từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và các hoạt động dịch vụ để thu hút nguồn lực phát triển. Vì vậy, việc mở rộng lĩnh vực hoạt động là xu thế của các hợp tác xã hiện nay.

fbytzltw