Ca sĩ Trọng Tấn: Tôi đã phạm sai lầm!

“Qua việc này, tôi hiểu ra, khi đã phụng sự quốc gia thì phải cân nhắc rất kỹ giữa việc cá nhân và việc của nhà nước, phải biết bên nào lớn hơn”.

Sau công điện của Bộ VH,TT&DL về việc "Yêu cầu tạm cấm hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật trong và ngoài nước", chiều ngày 20/7 hai nghệ sĩ đã có buổi làm việc cùng lãnh đạo Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Sau khi kết thúc buổi làm việc, ca sĩ Trọng Tấn đã có cuộc trao đổi với báo chí.

Ca sĩ Trọng Tấn trả lời báo chí sau buổi làm việc với lãnh đạo Cục Nghệ thuật Biểu diễn chiều ngày 20/7.

Ca sĩ Trọng Tấn trả lời báo chí sau buổi làm việc với lãnh đạo Cục Nghệ thuật Biểu diễn chiều ngày 20/7.

 Lý do anh và ca sĩ Anh Thơ tự ý bỏ về nước không tham gia Chương trình nghệ thuật “Chào mừng Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào” với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao của hai nước tối 18/7, tại Thủ đô Viên Chăn, Lào?

Quả thật, rất khó cho tôi và Anh Thơ khi chương trình kỷ niệm 50 năm công an Ninh Bình đã phát giấy mời từ trước đó. Tên chúng tôi đã có trong danh sách chương trình, nên thời gian quá ngắn để họ sửa lại thư mời tới các đại biểu cấp tỉnh, cấp Bộ của Bộ Công An. Khi tôi trực tiếp liên lạc thì phía công an Ninh Bình cũng rất khó khăn và căng thẳng trước tình huống chúng tôi không biểu diễn.

Chúng tôi đã chấp hành tốt và thành công vào đêm truyền hình trực tiếp 17/7, đêm bang giao giữa hai nước Việt - Lào. Còn đêm 18 là tiệc giao lưu giữa đại sứ quán Việt Nam với các bạn Lào… Lúc đó tôi và Anh Thơ nghĩ mình ra về cũng vì trách nhiệm của một nghệ sĩ khi đã nhận lời biểu diễn. Nhưng rõ ràng trách nhiệm này nhỏ hơn trách nhiệm với đất nước, vì vậy mà Bộ đã ra một quyết định rất nghiêm khắc.

Vì sao đã nhận lời biểu diễn tại Ninh Bình trước đó mà anh vẫn tham gia đoàn Việt Nam biểu diễn tại Lào và để xảy ra sự cố đáng tiếc?

Vì tôi được chỉ định đi thay thầy Quang Thọ (NSND Quang Thọ-PV) sang biểu diễn tại Viên Chăn hai ngày trước khi lên đường nên không nắm được tình hình. Thầy Quang Thọ bị gãy tay và trầy xước ở mặt.

Khi nhận nhiệm vụ thì chúng tôi đã đi với một tinh thần chính trị rất cao. Tuy nhiên đã để xảy ra sơ suất do nhận thức của chúng tôi chưa được sâu sắc. Là một ca sĩ đã đóng góp ít nhiều cho đất nước, tôi không nghĩ có lúc mình lại phạm sai lầm này.

Sau buổi làm việc với hai nghệ sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ chiều ngày 20/7, ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết: Hai nghệ sĩ đều hối hận và nhận ra khuyết điểm của mình. Trước mắt, Cục sẽ có văn bản gửi các đơn vị liên quan đề nghị tạm dừng cấp phép biểu diễn cho Anh Thơ - Trọng theo đúng tinh thần của công điện.

Điều này hoàn toàn là lỗi do nhận thức cá nhân, là sai sót trong nhận thức chính trị của tôi. Cũng vì thời gian gấp gáp nên tôi không nắm được đầy đủ lịch biểu diễn, chỉ chuẩn bị tinh thần cho chương trình tối 17/7.

Trước khi về nước, anh và ca sĩ Anh Thơ có báo cáo với Bộ VH,TT&DL?

Chúng tôi có báo cáo với Bộ nhưng không được sự đồng ý. Ca sĩ Anh Thơ chỉ xin đi đến ngày 18/7 vì con nhỏ. Tôi cũng chỉ xin đi đến ngày 18/7 vì còn phải biểu diễn chương trình ở Ninh Bình. Hơn nữa, tôi chỉ đi thay thầy Quang Thọ.

Dù không được sự đồng ý nhưng vì thời gian rất ngắn, vé máy bay lại không đổi được nên chúng tôi quyết định về. Trong thời gian rất ngắn như vậy, chúng tôi rất khó khăn để đưa ra quyết định và đã quyết định sai.

Là một nghệ sĩ luôn giữ hình ảnh và tránh scandal, để xảy ra sự cố trong hoạt động biểu diễn, giờ anh có thể nói điều gì?

Đây đúng là một tai nạn đáng tiếc. Qua sự việc này, tôi hiểu ra là khi đã phụng sự quốc gia thì phải cân nhắc rất kỹ trong việc cá nhân và việc của nhà nước, phải biết bên nào lớn hơn. Đó là một bài học rất sâu sắc đối với tôi.

Trước mắt, tôi dừng hết các hoạt động biểu diễn theo công điện yêu cầu và chờ quyết định chính thức của Bộ. Sáng ngày 20/7, phía Học viện cũng đã họp nhưng chưa đưa ra quyết định chính thức nào. Trường là cấp dưới nên phải làm tờ trình cho Bộ dựa trên bản tường trình và kiểm điểm của hai ca sĩ để gửi lên Bộ.

 Anh có sợ vụ việc này sẽ ảnh hưởng đến việc xét tặng các danh hiệu cho mình  sau này không?

 Điều quan trọng nhất của người nghệ sĩ là được hát. Nếu công chúng còn yêu thì chúng tôi còn được mời diễn. Danh hiệu chỉ là một sự công nhận, không phải là mục tiêu duy nhất khiến tôi phấn đấu cả đời. 

Ca sĩ Trọng Tấn sinh năm 1976 tại Thanh Hóa. sở trường của anh là các truyền thống và cách mạng. Anh tốt nghiệp nhạc viện Hà Nội và trở nên nổi tiếng khi đoạt giải nhất Giọng hát hay Hà Nội năm 1997 và giải nhất Giọng hát hay Truyền hình Toàn quốc năm 1999.

 Trọng Tấn luôn chọn những ca khúc cách mạng, của những nhạc sĩ như Huy Du, Hoàng Việt, Thái Cơ, Phan Huỳnh Điểu,... để hát. Anh đã phát hành các album như Một chặng đường, Rặng trâm bầu, Tình yêu trên dòng sông quan họ…

Ca sĩ Anh Thơ sinh năm 1976 tại Thanh Hóa. Cô là một trong những giọng ca hàng đầu Việt Nam ở dòng nhạc thính phòng và nhạc cách mạng, truyền thống. Giọng hát của cô được đánh giá là "trong sáng, tinh tế, tràn ngập cảm xúc và thấm đẫm âm hưởng dân ca", cùng với kỹ thuật thanh nhạc được đánh giá cao trong số những ca sĩ thế hệ sau.

Anh Thơ từng đoạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình Hà Nội 1998; Giải ba Tiếng hát Truyền hình toàn quốc 1999; Giải nhì nhạc thính phòng toàn quốc 2000; Giải nhất giọng ca Sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam 2001…Tên tuổi của ca sĩ Anh Thơ gắn liền với những bài hát: Xa khơi, Mẹ yêu con, Người con gái sông La, Hà Nội Huế Sài Gòn…

Năm 2011, cả Trọng Tấn và Anh Thơ được đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT nhưng không được duyệt.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đưa bộ trang phục áo dài Nhật Bình nằm trong bộ sưu tập đặc biệt của Nhà thiết kế Cao Minh Tiến tham gia trưng bày tại Gala và Triển lãm thời trang Ngoại giao đoàn tại thủ đô Washington D.C.

Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" - Khơi dậy cảm xúc bằng công nghệ hiện đại

Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" - Khơi dậy cảm xúc bằng công nghệ hiện đại

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng các địa phương tổ chức Triển lãm đặc biệt với chủ đề “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”. Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 16/5.

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

fb yt zl tw