Phường Lào Cai tháo dỡ công trình lấn chiếm lối thoát hiểm

Chiều 9/7, phường Lào Cai (thành phố Lào Cai) đã tổ chức giải tỏa, tháo dỡ công trình, hạng mục công trình, vật dụng phía sau hai làn dân cư phố Đinh Bộ Lĩnh - phố Cô Tiên.

Ông Ngô Vũ Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Lào Cai cho biết, đây là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo công tác quản lý trật tự xây dựng và an toàn phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn; xây dựng các khu phố văn minh, sáng - xanh - sạch đẹp theo chủ trương chung của thành phố.

baolaocai_td (1).JPG
Sau khi được phường tuyên truyền, vận động, người dân đã tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng lấn vào lối thoát hiểm.

Theo rà soát sơ bộ của UBND phường Lào Cai, một số khu vực trên địa bàn xảy ra tình trạng người dân xây dựng công trình ra ngoài diện tích đất sở hữu, xây dựng sai giấy phép xây dựng, lấn chiếm đất công cộng giữa các làn dân cư, như: khu vực sau làn dân cư đường D1 và đường Minh Khai; các tuyến đường xung quanh dự án của Viettransimec; các tuyến đường xung quanh đường Lê Khôi; các tuyến đường xung quanh Trường Mầm non Việt Hà...

Trước đó, năm 2023, phường Lào Cai đã tiến hành giải tỏa, tháo dỡ công trình, hạng mục công trình, vật dụng phía sau hai làn dân cư tại tuyến Ngọc Uyển - Đinh Bộ Lĩnh (tổng có 54 hộ, trong đó có 30 vi phạm đã tự giác tháo dỡ) và tuyến Khánh Yên - Mai Văn Ty (có 21 hộ vi phạm, 19 đã hộ tự giác tháo dỡ).

baolaocai_td (2).JPG
Lực lượng dân quân và cán bộ, đoàn thể của phường hỗ trợ người dân tháo dỡ các hạng mục xây dựng lấn vào lối thoát hiểm.

Để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các bước theo quy định. Theo đó, UBND phường tập trung rà soát quy hoạch, kiểm tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tổng hợp danh sách các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình xây dựng công trình ra ngoài diện tích đất thuộc quyền sở hữu, xây dựng sai giấy phép xây dựng, lấn chiếm đất công cộng giữa các làn dân cư.

UBND phường đã gửi thông báo tuyên truyền, vận động để Nhân dân chấp hành tự tháo dỡ giải toả công trình xây dựng ra ngoài diện tích đất sở hữu, đảm bảo lối thoát hiểm thoát nạn; yêu cầu các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình chủ động tự khảo sát, đánh giá mở lối thoát hiểm thứ hai hoặc liên kết các hộ gia đình liền kề cùng nhau tạo lối thoát hiểm thứ hai.

Các bộ phận chuyên môn lập biên bản, trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp cố tình không chấp hành, yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

baolaocai_td (3).JPG
Lối thoát hiểm đã trở nên thông thoáng.

Đối với các khu vực đã được giải toả sau khi thực hiện xong, sẽ bàn giao cho các tổ dân phố, khu dân cư, tổ tự quản duy trì quản lý, xây dựng các mô hình tổ, đội tự quản để duy trì và nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy và quản lý đất đai.

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân là lối thoát hiểm bị bịt kín khiến công tác cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

fb yt zl tw