Phụ nữ thị trấn Mường Khương phát triển cây ớt theo hướng hàng hóa

Tại Mường Khương, sản phẩm tương ớt chế biến theo công thức truyền thống chưa được khai thác thành hàng hóa, xây dựng thương hiệu.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, Hội Phụ nữ thị trấn Mường Khương đã lựa chọn cây ớt là một trong những cây trồng thế mạnh và là cây giúp phụ nữ địa phương nâng cao thu nhập.

Phụ nữ Mường Khương được hỗ trợ giống ớt địa phương..jpg
Phụ nữ thị trấn Mường Khương nhận hỗ trợ cây ớt giống để phát triển mô hình trồng ớt theo hướng hàng hóa.

Từ đầu năm đến nay, phụ nữ thị trấn Mường Khương đã trồng mới 9 ha ớt, tập trung tại các thôn Lao Chải và Na Đẩy. Để nâng cao hiệu quả trồng ớt, Hội Phụ nữ thị trấn đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện hướng dẫn chị em cách chăm sóc. Hiện nay, ớt sinh trưởng và phát triển tốt. Các tổ, nhóm liên kết sản xuất cũng được thành lập để chia sẻ kinh nghiệm, tạo liên kết giữa người trồng và người thu mua, chế biến, nâng cao hiệu quả mô hình.

c7d8d8ad3118ef46b609.jpg
Phụ nữ thị trấn Mường Khương chăm sóc ớt .

“Chúng tôi đang nỗ lực phát triển vùng trồng ớt nguyên liệu và thành lập các tổ, nhóm liên kết sản xuất, xây dựng các cơ sở chế biến, tiến tới tạo lập thương hiệu tương ớt Mường Khương truyền thống do chính tay phụ nữ Mường Khương tạo ra. Ớt sẽ không đơn thuần là một cây trồng, một loại gia vị mà sẽ trở thành một sản phẩm hàng hóa thế mạnh”, chị Hà Ngọc Anh, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Mường Khương cho biết.

Hội Phụ nữ thị trấn xác định mục tiêu không chỉ giúp hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế từ cây trồng này mà còn góp phần bảo tồn giống ớt địa phương, gìn giữ thương hiệu tương ớt truyền thống đã gắn liền với văn hóa ẩm thực của huyện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Huy động hơn 55 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Huy động hơn 55 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã huy động Nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới được hơn 3,5 tỷ đồng tiền mặt và 113.653 công lao động, hiến 300.497 m2 đất, nhiều hiện vật khác (quy ra tiền hơn 51,5 tỷ đồng).

Phát huy vai trò Hội Nông dân góp phần kiến tạo cho sự phát triển của tỉnh

Phát huy vai trò Hội Nông dân góp phần kiến tạo cho sự phát triển của tỉnh

Trong nhiệm kỳ qua, với vai trò là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân, hội nông dân các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; có những bước tiến trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Thay đổi tư duy, diện mạo khởi sắc

Thay đổi tư duy, diện mạo khởi sắc

Tư duy lạc hậu trong nếp sống, phương thức sản xuất của người dân ở vùng nông thôn Lào Cai đã tiến bộ từ chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Niềm tự hào của thôn Trung Tâm

Niềm tự hào của thôn Trung Tâm

Vinh dự trở thành một trong những tập thể được vinh danh trong đợt thi đua Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai, chúng tôi hỏi anh Nguyễn Tiến Hưng, trưởng thôn Trung Tâm, xã Dương Quỳ (Văn Bàn) về bí quyết. Anh Hưng tự hào chia sẻ: “Chìa khóa ở đây là sự đồng lòng, sự đoàn kết của tất cả người dân trong thôn. Mỗi người một việc nhỏ, chung sức lại sẽ làm nên việc lớn”.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước trong vụ đông xuân 2023 - 2024

Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước trong vụ đông xuân 2023 - 2024

Do ảnh hưởng của El Nino, lượng mưa thiếu hụt ở hầu hết khu vực Nam Bộ cũng như trung, hạ lưu sông Mekong và mức độ sử dụng nước trên khu vực thượng nguồn gia tăng, khả năng thiếu hụt nguồn nước ngọt trong mùa khô 2023 - 2024 ở đồng bằng sông Cửu Long rất lớn. Vì vậy, để bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần có giải pháp ứng phó xâm nhập mặn sớm và sâu hơn.

“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong…” - Lời căn dặn của Bác Hồ đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của đồng bào Mông ở thôn vùng cao Nàng Cảng, xã Lùng Thẩn (huyện Si Ma Cai).

Người đưa “lợn bản” ra phố

Người đưa “lợn bản” ra phố

“Lợn bản bán quanh các xã trong huyện vùng cao Mường Khương, mỗi ngày chỉ được khoảng 3 con nhưng nếu đưa ra thị trường ngoài tỉnh, lượng tiêu thụ sẽ lớn hơn, giá trị sẽ cao hơn. Với mong muốn làm được điều gì đó cho bà con, tôi quyết tâm tìm hướng đi mới, đưa lợn bản ra các thị trường lớn” - chị Cao Thị Hòa, Giám đốc Hợp tác xã Sơn Hòa, xã Bản Lầu (Mường Khương) tâm sự.

Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 28 tại tỉnh Vĩnh Phúc

Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 28 tại tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 18/9, tại huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã diễn ra Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 28, năm 2023 do Báo Vĩnh Phúc đăng cai tổ chức với chủ đề “Báo Đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và làng văn hóa kiểu mẫu”.

fb yt zl tw