Phụ nữ Tả Gia Khâu tự tin khẳng định mình

Vượt qua tuyến đường quanh co, dốc vắt vẻo trên lưng núi, chúng tôi đến Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương vào một ngày đầu tháng 12. Miền sơn cước vào đông, những núi đá tai mèo chìm trong màn sương mờ, cái lạnh buốt thấm vào da thịt.

Chị Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã đón chúng tôi với nụ cười hồn hậu. Sự nhiệt tình, hồ hởi của chị khiến chúng tôi thấy thêm phần ấm áp. Chị Liên chia sẻ: Tôi vừa vào thôn, vận động 1 đôi trẻ có ý định tảo hôn, mừng là gia đình cũng rất hợp tác, ủng hộ nên việc thuyết phục các em dễ dàng hơn nhiều.

060a9683.jpg
Chị Hoàng Thị Liên gần gũi, động viên chị em phụ nữ.

26 năm gắn bó với công tác phụ nữ là ngần ấy năm chị Hoàng Thị Liên mang hết tâm sức, nhiệt huyết để làm tốt vai trò "cầu nối" giữa tổ chức hội với hội viên, phụ nữ ở Tả Gia Khâu.

Kể cho chúng tôi nghe về hành trình vận động, đồng hành giúp hội viên, phụ nữ ở Tả Gia Khâu thoát khỏi hủ tục, vươn lên phát triển kinh tế, chị Liên bảo: Trước đây, để thực hiện công tác tuyên truyền, chúng tôi phải đi bộ ngược dốc, men theo rừng, rất vất vả. Giờ thì đường giao thông nông thôn đã được mở rộng đến các thôn, bản nên công tác vận động đỡ vất vả hơn nhiều.

Phụ nữ vùng cao nói chung và phụ nữ ở Tả Gia Khâu nói riêng vốn lam lũ, ngại giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động tập thể; nhiều gia đình, chồng không muốn vợ tham gia công tác xã hội, do đó, để vận động hội viên, phụ nữ mạnh dạn tham gia tổ chức hội cũng không hề đơn giản.

Tuy nhiên, những điều trên đã thực sự thay đổi kể từ khi Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" được triển khai trên địa bàn xã. Dự án như "luồng gió mới", mang lại những đổi thay tích cực về khuôn mẫu giới tại vùng cao Tả Gia Khâu.

z6094962379217-af651d8550be6d817b8326f6d0e08c5b.jpg
Phụ nữ Tả Gia Khâu mạnh dạn tham gia các hội thi.

Chị Liên nhận thấy rằng, khi gắn văn hóa dân tộc thiểu số vào các hoạt động hội, những người phụ nữ Thu Lao, Nùng, Mông, Phù Lá... mạnh dạn tham gia hơn. Họ tự tin khi mặc trang phục truyền thống của dân tộc tham gia sinh hoạt dân ca, dân vũ; khi tham gia tuyên truyền bằng tiếng của tộc người mình họ rất hoạt ngôn, bởi vậy, khi xây dựng các hoạt động hội, chị luôn tạo cơ hội để hội viên, phụ nữ ở các thôn được tham gia, thể hiện.

“Chúng tôi đã thành lập được đội văn nghệ ở các thôn, nhiều hội viên, phụ nữ rất nhiệt tình tham gia các tổ truyền thông cộng đồng, trở thành những người có uy tín, hạt nhân tích cực trong công tác hội” - chị Liên chia sẻ.

z6094962386605-1f4611a9a7f0b54f243b510a98f0c76d.jpg
Xã Tả Gia Khâu đã thành lập 5 tổ truyền thông cộng đồng.

Vừa qua, đội thi gồm các thành viên tổ truyền thông cộng đồng xã Tả Gia Khâu đã vượt qua 14 đội truyền thông cộng đồng trên địa bàn huyện Mường Khương để đoạt giải Nhất tại Hội thi các mô hình sáng tạo và hiệu quả trong truyền thông xoá bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới năm 2024 do Hội Phụ nữ huyện Mường Khương tổ chức. Với họ, đây là sự khẳng định mình việc trong bước qua được sự tự ti để thể hiện năng lực, tự tin trong các hoạt động tập thể.

Những thành viên tổ truyền thông cộng đồng ở Tả Gia Khâu còn vinh dự hơn khi đại diện cho các tổ truyền thông cộng đồng trên địa bàn huyện Mường Khương tham gia Hội thi các mô hình sáng tạo, hiệu quả thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em năm 2024, do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức.

1000028323.png
Đội truyền thông xã Tả Gia Khâu xuất sắc đoạt giải Nhất hội thi cấp huyện.

Để chuẩn bị cho hội thi cấp tỉnh, hằng ngày, cứ 19h, sau khi kết thúc công việc, hội viên, phụ nữ các thôn Pạc Tà, Tả Gia Khâu… lại rủ nhau đến Nhà văn hóa xã Tả Gia Khâu để tập luyện.

Những người chồng ở các gia đình cũng tạo điều kiện, ủng hộ vợ tham gia. Với sự sáng tạo, thành viên các tổ truyền thông cùng nhau bàn và xây dựng kịch bản, tập luyện các tiết mục dự thi. Không ai bảo ai, tất cả các thành viên đều tích cực luyện tập, bởi đối với những phụ nữ vùng cao Tả Gia Khâu, đây là cơ hội để họ vượt lên chính mình, thể hiện tốt nhất khả năng.

1000028324.jpg
Những thành viên tổ truyền thông cộng đồng sáng tạo nội dung truyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa.

Chị Lù Thị Hồng, Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng thôn Pạc Tà chia sẻ: Tham gia Dự án 8 không chỉ giúp hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức mà còn mở ra cơ hội mới, khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội. Qua đó góp phần thực hiện bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, chung tay xây dựng cuộc sống an toàn cho phụ nữ, trẻ em.

436319212-1934411743661726-26376845668807154-n.jpg
Trẻ em gái ở Tả Gia Khâu được chăm lo học hành, hướng đến tương lai tươi sáng.

Có mặt tại hội thi, chứng kiến nụ cười rạng rỡ, tự tin của những phụ nữ dân tộc thiểu số trong bộ trang phục truyền thống chúng tôi thấy rõ sự mạnh dạn, tự tin của các chị. Điều này đã chứng tỏ, nhiều phụ nữ ở Tả Gia Khâu đã thành công bước ra khỏi những rào cản, khuôn mẫu giới để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

Ông Nhất là người dân tộc Dao. Vợ chồng ông đẻ liên tục 6 người con gái nên ông Nhất rất bất mãn, chán nản. Ông cho rằng bản thân đã nhiều tuổi mà vẫn phải dắt trâu đi cày, đi bừa, không có người làm thay, cũng không có người nối dõi tông đường là điều nhục nhã. Vì vậy, ông luôn cho rằng đẻ con gái không đem lại lợi ích gì. Thế nhưng, sự xuất hiện của thanh niên tên Sính và chuỗi chuyện xảy ra với con gái đã khiến ông phải suy nghĩ lại.

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp phụ nữ phát huy khả năng, vươn lên khẳng định mình. Tại Lào Cai, các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại nhiều đổi thay ở các bản làng, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua định kiến, vượt lên chính mình.

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Những hoạt động đến từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại luồng gió mới với nhiều đổi thay trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã chủ động tiếp thu các nội dung của Dự án 8; xây dựng các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch triển khai hoạt động. Có 4/8 chỉ tiêu đã hoàn thành giai đoạn I, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; Tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới Chương trình 2 và Tập huấn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới. Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động với một số kết quả nổi bật:

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Những năm trước, vùng Dự án 8 (thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) tại huyện Bảo Thắng vẫn là điểm lõm của các vấn đề xã hội cần giải quyết như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 8 "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Hội Phụ nữ các cấp triển khai, mọi sự đã thay đổi một cách tích cực, thiết thực và rõ rệt.

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát đã vượt qua nhiều hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, dần khẳng định mình và trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý - Sần Thó Mơ chính là một trong những người có đóng góp không nhỏ cho hành trình vươn lên của phụ nữ Hà Nhì nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung ở vùng cao Y Tý.

Quyền “được lấy người mình yêu”

Quyền “được lấy người mình yêu”

Thôn An những ngày cuối năm bình yên như chính cái tên của mình. Khói chiều quẩn lên không trung từ những căn bếp nhỏ nằm xen bên những mảnh ruộng khô mùa đất nghỉ, hòa vào những đám sương bảng lảng gọi mùa đông tới. Độ hơn chục năm về trước, những ngày như thế này chính là thời điểm lý tưởng để nam thanh niên thôn An đi... bắt vợ.

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

Đóng góp vào những kết quả chung trong triển khai Dự án 8 trên địa bàn thôn An Thành, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) thời gian qua có một phần đóng góp của chị Mã Thị Tươi, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, nhân viên y tế thôn An Thành. Công việc vốn thầm lặng nhưng cũng nhiều khó khăn, ngoài trách nhiệm rất cần sự nhiệt huyết để chị Tươi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cũng như các địa phương khác, Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai tại thị xã Sa Pa 3 năm nay. Với những nội dung, hoạt động hiệu quả, thiết thực, dự án giúp người dân dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Thành lập câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”.

fb yt zl tw