Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa cao điểm du dịch

Mùa cao điểm du lịch trong thời tiết nắng nóng là lúc nỗi lo từ ngộ độc thực phẩm khiến người dân có tâm lý e ngại hơn, nhất là trong thời gian vừa qua, hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận trên cả nước.

Mối lo mùa du lịch

Thời điểm hiện tại là lúc nhu cầu du lịch tăng cao đột biến. Người dân thường có xu hướng đi chơi xa đến các địa điểm du lịch nổi tiếng. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, đơn vị cũng tổ chức các chuyến nghỉ mát, dã ngoại cho nhân viên trong thời điểm hè.

Theo thống kê của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, chỉ trong tháng 5/2024, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt gần 1,4 triệu lượt, tăng 51,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số lượng khách nội địa đạt 12.000 lượt.

Thời điểm hiện tại là lúc nhu cầu du lịch tăng cao đột biến. Ảnh minh hoạ

Theo dự đoán, nhu cầu du lịch vẫn sẽ còn tăng cao trong thời gian sắp tới. Thời tiết nắng nóng kèm theo lượng khách tăng cao tại các địa điểm du lịch khiến người dân không khỏi bất an trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Thống kê từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm. Dù số vụ ngộ độc giảm so với cùng kỳ năm 2023 tuy nhiên số ca mắc tăng hơn 1.000 người. Điều này cho thấy có những vụ ngộ độc số mắc quy mô lớn, hàng trăm người mắc và nhập viện.

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước cũng liên tục ghi nhận các trường hợp ngộ độc thực phẩm, trong đó có cả các vụ liên quan đến những địa điểm du lịch.

Theo Cục An toàn thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm thường tăng cao trong mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, xâm nhập đồ ăn, thức uống.

Đặc biệt, khi du khách ăn, uống thực phẩm được giới thiệu là đặc sản địa phương của những người bán dạo ngoài trời tại các điểm du lịch thì rất dễ bị ngộ độc do bị nhiễm bẩn từ bụi, côn trùng, vệ sinh không đầy đủ hoặc do vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn khi thực phẩm không được bảo quản trong vùng nhiệt độ an toàn.

Thêm vào đó, thói quen sử dụng, chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc. Những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là vi khuẩn tả, vi khuẩn E.coli, Campylobacter...

Nhận biết dấu hiệu và xử lý kịp thời

Theo các chuyên gia y tế, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, thường bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Tùy từng loại ngộ độc có thể gây sốt hoặc có triệu chứng rối loạn về thần kinh. Mức độ biểu hiện của các triệu chứng phụ thuộc vào chủng vi khuẩn gây ngộ độc.

TS.BS Nguyễn Trọng Thế, Chủ nhiệm khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn nếu chủ quan có thể có các biểu hiện rất nặng, thậm chí có nhiều trường hợp trong tình trạng suy đa tạng dẫn đến tử vong.

Người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn khoảng 6-24 giờ, bao gồm: Đi ngoài phân lỏng, phân nát, có lúc bị táo bón; buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc chướng bụng; cảm giác buồn ăn nhưng không ngon miệng; sốt, mệt mỏi, suy nhược; đau đầu, chóng mặt; mất nước và điện giải, vã mồ hôi.

Để phòng tránh, BS. Thế khuyến cáo, người dân cần chú ý: Ăn chín, uống sôi, tránh sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn.

Tránh sử dụng các loại thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc; rửa tay với xà phòng thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.

Khi gặp phải các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, người dân nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp tránh để lại các biến chứng đe dọa tính mạng.

Theo báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát: Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em

Bát Xát: Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em

Thời gian qua, nhiều đơn vị trạm y tế xã trên địa bàn huyện Bát Xát đã nỗ lực tuyên truyền, triển khai nhiều chương trình chăm sóc dinh dương để nâng tầm vóc, thể trạng cho trẻ em trên địa bàn huyện.

Đẩy lùi trầm cảm ở tuổi học đường

Đẩy lùi trầm cảm ở tuổi học đường

Bệnh trầm cảm là một trong những rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần. Hiện nay, bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến và gia tăng ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học đường.

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh dại

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh dại

Theo Cục Y tế dự phòng, năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục do tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp và việc quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế. Bệnh dại thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng lại gây ra những nguy cơ cao đối với sức khỏe của con người. Hiện nay, tăng huyết áp và đái tháo đường là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch.

Vì tương lai của trẻ em gái

Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Vì tương lai của trẻ em gái

Năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 11/10 hằng năm là ngày Quốc tế trẻ em gái, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung.

fbytzltw