Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung dự hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 tại Bát Xát

Sáng 28/12, UBND huyện Bát Xát tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

01-75.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bát Xát được duy trì ổn định và đạt nhiều kết quả: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân năm 2023 ước đạt 13,8% (đạt 98,57% kế hoạch và bằng 94,78% so với cùng kỳ). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 39,77% (năm 2022) xuống 38,8% (năm 2023); tỷ trọng công nghiệp ‑ xây dựng tăng từ 27,53% (năm 2022) lên 28,2% (năm 2023); tỷ trọng ngành thương mại ‑ dịch vụ - du lịch tăng từ 32,7% (năm 2022) lên 33% (năm 2023). Giá trị sản phẩm/ha đất sản xuất đạt 78 triệu đồng/ha, đạt 100%KH, bằng 102,63% so với cùng kỳ...

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, nêu giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm 2024; trong đó tập trung vào các nội dung: thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; triển khai Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm; tăng cường quản lý nhà nước về đất đai...

02-3953.jpg
Đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả huyện Bát Xát đã đạt được trong năm qua.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Bát Xát huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo đồng thuận trong Nhân dân từ đó đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm, nhất là dự án nâng cấp đường Kim Thành – Bản Vược và xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng tại xã Bản Vược. Có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt sớm khắc phục tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024; thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lòng ghép các nguồn vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo tinh thần Nghị quyết số 10 của tỉnh; tâp trung các nguồn lực phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

03-2716.jpg
Tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong năm 2023.
041-1725.jpg
Đại diện các ngành, địa phương trên địa bàn ký cam kết thực hiện các chỉ tiêu thi đua năm 2024.

Tại hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đã được biểu dương, khen thưởng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi bền bỉ với tốc độ phục hồi tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng biến động khó lường.

Những bài học kinh nghiệm phục hồi sau bão Yagi

Những bài học kinh nghiệm phục hồi sau bão Yagi

Bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sau bão với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và sự góp sức của nhiều tổ chức quốc tế, đến nay cơ bản cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng bị ảnh hưởng bão, lũ đã dần ổn định.

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (Phần 2)

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (Phần 2)

Sông Hồng (hay Hồng Hà, còn có các tên gọi khác là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 556 km. Ngược sông Hồng từ cửa Ba Lạt (Thái Bình) - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả lên Lào Cai - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt có hơn 30 cây cầu đã bắc qua sông.

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (phần 1)

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (phần 1)

Sông Hồng (hay Hồng Hà, còn có các tên gọi khác là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 556 km. Ngược sông Hồng từ cửa Ba Lạt (Thái Bình) - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả lên Lào Cai - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt có hơn 30 cây cầu đã bắc qua sông.

Lào Cai coi trọng phát triển nhà ở xã hội

Lào Cai coi trọng phát triển nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là một trong những tiêu chí, thước đo quan trọng đánh giá mức độ phát triển, tốc độ đô thị hóa, chính sách an sinh xã hội của mỗi địa phương. Những năm qua, tỉnh Lào Cai có nhiều chính sách tích cực nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội, trong đó tỉnh bố trí mặt bằng, doanh nghiệp đầu tư hạ tầng.

fb yt zl tw