Phổ cập tên miền quốc gia '.vn' phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số

Chương trình phổ cập tên miền quốc gia “.vn” vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông kích hoạt mang lại cơ hội hiện diện trực tuyến nhanh chóng chưa từng có cho giới trẻ, cho hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Internet tạo ra môi trường số. Mỗi một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia bên cạnh hiện diện trong đời thực thì đều đã và đang tạo lập sự hiện diện trực tuyến của mình trên môi trường số.

Sơ đồ tên miền quốc gia ".vn"

Hiện diện trực tuyến của Việt Nam

Năm 1994, tên miền quốc gia của Việt Nam “.vn” chính thức xuất hiện trên bản đồ Internet thế giới. Hành trình 30 năm với nhiều kết quả tích cực, giúp Việt Nam chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Năm 2024 là năm phát triển kinh tế số và xã hội số. Chương trình phổ cập tên miền quốc gia “.vn” vừa được kích hoạt mang lại cơ hội hiện diện trực tuyến nhanh chóng chưa từng có cho giới trẻ, cho hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc đăng ký một tên miền gắn với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp là hoạt động đầu tiên để thiết lập hiện diện trực tuyến.

Sau 30 năm phát triển, Việt Nam có hơn 610.000 tên miền quốc gia “.vn”, đứng thứ hai ASEAN, thứ 10 Châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 40 trên thế giới. Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký sử dụng tên miền “.vn” mới đạt khoảng 25%, trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước phát triển đạt trên 70%.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng, việc chuyển đổi mô hình từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến là xu hướng tất yếu.

“Sự hiện diện trên mạng Internet với tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” là chìa khóa giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong nước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và phát triển kinh doanh trực tuyến một cách chuyên nghiệp, bền vững, tin cậy, phát triển kinh tế số và xã hội số. Sử dụng tên miền quốc gia “.vn” cũng là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền số quốc gia trên không gian mạng”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng.

Chủ quyền số quốc gia

Để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Bộ TT&TT triển khai sáng kiến phổ cập tên miền quốc gia “.vn” với hai chính sách đặc biệt.

Thứ nhất, miễn phí 2 năm tên miền “biz.vn” cùng các dịch vụ số cơ bản như thiết lập trang web, thư điện tử (email) cho doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 01 năm và cho các hộ kinh doanh cá thể. Chính sách này nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng thiết lập sự hiện diện trực tuyến của mình trên môi trường số, kinh doanh trên môi trường số, phát triển kinh tế số.

Thứ hai, miễn phí 2 năm tên miền “id.vn” cùng các dịch vụ số cơ bản như thiết lập trang web, trang nhật ký trực tuyến, hồ sơ ứng tuyển khi tìm kiếm việc làm (CV), thư điện tử (email) cho người dân trong độ tuổi từ đủ 18-23 tuổi. Chính sách này nhằm thúc đẩy thế hệ trẻ nhanh chóng thiết lập sự hiện diện trực tuyến của mình trên môi trường số, phát triển xã hội số.

Việc đăng ký tên miền “.vn” có thể được thực hiện đơn giản, dễ dàng với 4 bước: Truy cập website tenmien.vn, gõ vào thanh công cụ tìm kiếm tên miền và lĩnh vực của bạn; chọn tên miền biz.vn hoặc id.vn mong muốn đăng ký; chọn nhà đăng ký phù hợp; và cung cấp thông tin xác thực chủ thể để sở hữu tên miền.

Khi tên miền mã quốc gia được hòa vào mạng lưới Internet toàn cầu cũng là lúc nó mang trong mình sứ mệnh xác lập sự hiện diện và định danh cho “lãnh thổ” quốc gia trên bản đồ Internet thế giới.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

fb yt zl tw