Phổ cập nhanh chữ ký số cá nhân để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Cả nước hiện đã có hơn 2,5 triệu chứng thư số cá nhân. Bộ TT&TT xác định cần nhanh chóng phổ cập chữ ký số cá nhân để thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia - NEAC (Bộ TT&TT) vừa tổ chức Hội nghị tập huấn về dịch vụ tin cậy, chữ ký số và Luật Giao dịch điện tử năm 2023 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Có sự tham dự của đại diện đến từ các Sở TT&TT khu vực phía Bắc, các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở tại Hà Nội và Quảng Ninh cùng đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị hành chính trên địa bàn Quảng Ninh, hội nghị nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng và kiến thức liên quan đến các dịch vụ tin cậy và chữ ký số. Đồng thời, cung cấp các thông tin cập nhật về Luật Giao dịch điện tử năm 2023.

7.jpg
Bà Tô Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia khẳng định Trung tâm sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong ứng dụng các dịch vụ tin cậy, chữ ký số.

Trao đổi tại hội nghị, bà Tô Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và kỹ năng về chữ ký số và các dịch vụ tin cậy trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam.

Với nỗ lực của Chính phủ, các địa phương và các doanh nghiệp, năm 2023 và nửa đầu năm nay đã ghi nhận sự phát triển vượt bậc của chứng thư số cá nhân. Cụ thể, tính đến hết tháng 6/2024, số lượng chứng thư số đang hoạt động trên toàn quốc là hơn 3,2 triệu, tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số chứng thư số cá nhân đang hoạt động đạt hơn 2,5 triệu chứng thư số.

Tuy nhiên, tỉ lệ chữ ký số cá nhân so với dân số trưởng thành hiện còn thấp. Một số nguyên nhân chính của tình trạng chữ ký số cá nhân chưa được sử dụng nhiều là do người dân, doanh nghiệp chưa biết lợi ích, cách thức sử dụng chữ ký số hoặc biết nhưng vẫn còn e ngại khi sử dụng, quy định về áp dụng chữ ký số chưa phủ rộng đến khắp các loại hình giao dịch điện tử...

Bà Tô Thị Thu Hương cũng cho biết, năm 2024, Bộ TT&TT xác định chữ ký số là một cấu phần của hạ tầng số nên việc phổ cập phải diễn ra nhanh chóng nhằm thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số. “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 3/2022 của đã đề ra mục tiêu tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đến năm 2025 đạt 50%.

Nhận định việc hiện thức hóa mục tiêu trên là rất thách thức, đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia cho hay: Thời gian qua, Trung tâm đã thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, tập huấn cũng như thúc đẩy ứng dụng chữ ký số vào trong các hoạt động giao dịch trên môi trường số.

Mục tiêu là góp phần đẩy mạnh phổ cập chữ ký số cá nhân trong các ứng dụng số thường ngày, nhất là các ứng dụng ngân hàng số, đồng thời nhằm tuyên truyền cho người dân và toàn xã hội hiểu rõ hơn về lợi ích và cách thức sử dụng chữ ký số để có thể tự tin tham gia vào nền kinh tế số, xã hội số.

Với Quảng Ninh, địa phương được chọn là nơi tổ chức hội nghị tập huấn về dịch vụ tin cậy, chữ ký số và Luật giao dịch điện tử, thống kê của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia cho thấy, tính đến giữa năm nay, toàn tỉnh đã cấp được hơn 150.000 chứng thư số cá nhân, nằm trong nhóm những địa phương có tốc độ phát triển vượt trội.

Đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam thuộc Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA đều cam kết đồng hành cùng Quảng Ninh và các địa phương khác triển khai các giải pháp để đẩy nhanh việc phổ cập chữ ký số cá nhân, khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong các giao dịch hàng ngày, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội số và kinh tế số tại Việt Nam.

8.jpg
Ông Phùng Huy Tâm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam chia sẻ về giải pháp của các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng để phổ cập chữ ký số toàn trình.

Trong khuôn khổ hội nghị, bên cạnh những trao đổi về các giải pháp phổ cập chữ ký số trong những dịch vụ ngân hàng số, các đại biểu cũng đã thảo luận việc thúc đẩy giao dịch điện tử thông qua Cổng kết nối ký số tập trung - eSign. Đây được nhận định là một giải pháp công nghệ tiên tiến giúp đơn giản hóa và tăng cường hiệu quả của các giao dịch điện tử, từ đó hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện ký kết các hợp đồng và văn bản điện tử một cách nhanh chóng và an toàn.

Một nội dung quan trọng khác của hội nghị là những điểm chính của Luật Giao dịch điện tử năm 2023, đặc biệt là các quy định liên quan đến dịch vụ tin cậy, chữ ký số và giao dịch điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia.

Có hiệu thi hành từ tháng 7/2024, Luật Giao dịch điện tử mới không chỉ tạo khung pháp lý vững chắc cho các hoạt động giao dịch điện tử mà còn mở ra nhiều cơ hội để phát triển các dịch vụ tin cậy và chữ ký số, giúp thúc đẩy kinh tế số và xã hội số.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

fb yt zl tw