Phiên dịch viên đặc biệt tại tòa

LCĐT - Tại một số phiên tòa, bị cáo là người dân tộc thiểu số không biết tiếng phổ thông. Theo quy định, người phiên dịch có thể được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự lựa chọn và được tòa án chấp nhận, đồng thời được tòa án yêu cầu phiên dịch. Người phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số tại tòa có vai trò rất quan trọng.

Phiên dịch viên đặc biệt tại tòa ảnh 1
Ông Chảo Láo Sử đã có kinh nghiệm phiên dịch tiếng Dao ở nhiều phiên tòa xét xử lưu động.

Nữ phiên dịch viên tiếng Mông

Tại phiên tòa xét xử bị cáo Giàng Thị Mú với tội danh mua bán trái phép chất ma túy do Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức, có một cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn ngồi ở vị trí phía sau tấm biển phiên dịch viên. Cô gái trẻ đeo kính cận gọng đen, mặc chiếc áo sơ mi màu trắng liên tục lắng nghe, ghi chép tỉ mỉ lời khai của bị cáo trước tòa rồi thông dịch lại cho hội đồng xét xử. Cô gái ấy tên là Giàng Thị Pằng, dân tộc Mông ở xã Bản Phố, huyện Bắc Hà.

Giàng Thị Pằng tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, đang làm việc tại một văn phòng luật sư của Lào Cai. Pằng tham gia phiên dịch tiếng Mông tại tòa án từ năm 2020 nhưng đây chỉ là công việc làm thêm của cô. Giàng Thị Pằng còn tham gia phiên dịch tại trại tạm giam giúp lực lượng công an lấy lời khai của bị can. Trung bình mỗi tháng, Giàng Thị Pằng phiên dịch 5 - 6 vụ.

Để làm tốt công việc này không hề đơn giản, Giàng Thị Pằng cho biết: Tôi tốt nghiệp Đại học Luật với tấm bằng loại khá nhưng vẫn luôn phải củng cố kiến thức qua việc học, đọc hằng ngày để đáp ứng yêu cầu công việc. Phiên dịch viên tiếng Mông tại tòa ngoài biết tiếng đồng bào, còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật, tuyệt đối trung thực trong phiên dịch.

Giàng Thị Pằng tham gia phiên dịch rất nhiều vụ mà bị cáo thậm chí không hiểu tiếng phổ thông. Lúc này, cô thường truyền đạt trung thực những câu hỏi của hội đồng xét xử để bị cáo trả lời, sau đó thông dịch lời khai của bị cáo trước tòa rành mạch nhất. Theo cô, phẩm chất của phiên dịch viên tại tòa là phải thành thật với chính mình vì trong công việc có những tình huống khiến bản thân lúng túng không thể chuyển ngữ rõ ràng ngay lúc ấy. Phiên dịch viên có trách nhiệm yêu cầu tòa cho phép ngừng giây lát để tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, dịch cho chuẩn xác, đúng bản chất vụ việc.

Bí thư chi bộ làm phiên dịch viên tiếng Dao

Tại phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng đối với bị cáo Lý Ông Tàn (xã Tả Phời, thành phố Lào Cai), phiên dịch viên là ông Chảo Láo Sử, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Hồ, xã Tả Phời.

Thôn Phìn Hồ ở xa trung tâm xã nên một ngày trước khi phiên tòa diễn ra, ông Sử đã đi xe máy xuống xã chuẩn bị cho buổi phiên dịch ngày hôm sau. Bị cáo Lý Ông Tàn có hành vi khai thác gỗ ở khu vực rừng tự nhiên sản xuất bị tuyên án 12 tháng tù treo, tiếp tục được giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Tại phiên tòa hôm ấy, ông Chảo Láo Sử chịu trách nhiệm phiên dịch toàn bộ lời khai của bị cáo và câu hỏi của hội đồng xét xử. Do đã có kinh nghiệm tham gia phiên dịch nhiều phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương nên ông Sử được hội đồng xét xử tin tưởng lựa chọn tham gia.

Ông Chảo Láo Sử chia sẻ: Không ít người dân tộc thiểu số vì thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật, vậy nên ngoài trách nhiệm phiên dịch trung thực tại tòa, tôi còn hỗ trợ hội đồng xét xử tuyên truyền chính sách pháp luật. Từ những lần tham gia phiên dịch, nắm được nhiều nội dung liên quan đến quy định của pháp luật, nên khi về thôn, tôi lồng ghép tuyên truyền tại các cuộc họp thôn, họp chi bộ để người dân hiểu và làm theo Hiến pháp, pháp luật.

Phiên dịch viên uy tín ở Pa Cheo

Tại phiên tòa xét xử lưu động 4 bị cáo trong một gia đình phạm tội bắt giữ người trái pháp luật do Tòa án nhân dân huyện Bát Xát tổ chức tại chợ phiên Mường Hum vừa qua, ông Lý A Kỷ ở thôn Tả Pa Cheo, xã Pa Cheo được lựa chọn là phiên dịch viên tiếng Mông. Ông Lý A Kỷ là trưởng thôn và đây là lần thứ 2 ông làm phiên dịch tại tòa.

Cả 4 bị cáo là Sùng A Tùng, Sùng A Lử, Sùng A Sinh, Sùng A Giáo đều không nói thạo tiếng phổ thông, do vậy, nhiều câu hỏi mà hội đồng xét xử đưa ra, các bị cáo không hiểu để trả lời. Lúc này, với vai trò là người phiên dịch, ông Kỷ đã phiên dịch đầy đủ, rõ nghĩa từng câu hỏi của hội đồng xét xử và từng câu trả lời của các bị cáo. Mặc dù, phiên tòa xét xử một lúc 4 bị cáo và các bị cáo đều hạn chế trong sử dụng tiếng phổ thông nhưng với kiến thức và kinh nghiệm của mình, ông Kỷ đã phiên dịch tốt, góp phần đảm bảo thời gian và thành công của phiên tòa xét xử.

Phiên tòa thu hút rất đông người dân địa phương đến xem, đây là lần đầu tiên tội bắt giữ người trái pháp luật được xét xử lưu động tại địa phương. Do thiếu hiểu biết nên tại một số thôn vùng cao của Bát Xát vẫn xảy ra tình trạng bắt giữ người trái pháp luật. “Với vai trò là trưởng thôn, người có uy tín tại địa phương, tôi sẽ tích cực tuyên truyền để người dân hiểu các quy định của pháp luật và không để xảy ra tình trạng bắt giữ người trái pháp luật tại thôn Tả Pa Cheo” - ông Kỷ nói.

Ngoài trách nhiệm phiên dịch trung thực các nội dung tại phiên tòa xét xử, những phiên dịch viên tiếng dân tộc còn phối hợp với hội đồng xét xử lồng ghép tuyên truyền pháp luật, qua đó giúp người dân nắm rõ các quy định của pháp luật, khung hình phạt nhằm hạn chế tình trạng vì thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Công an xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn tuyên truyền, vận động nhân dân không tàng trữ trái phép chất ma túy.

Giữ bình yên bản làng

Giữa rừng xanh đại ngàn, cuộc chiến phòng, chống ma túy ở Yên Bái vẫn âm thầm diễn ra không khói lửa, không súng đạn nhưng đầy cam go và quyết liệt. Cuộc chiến ấy không chỉ để đẩy lùi tội phạm mà hơn hết là giữ gìn sự bình yên cho từng mái nhà, từng bản làng.
Thành viên Câu lạc bộ Hát dân ca, quan họ, hát chèo phường Nam Cường trình bày tiết mục hát quan họ tại không gian văn hóa hồ Nam Cường, thành phố Yên Bái.

Lan tỏa phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Những năm qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện sâu rộng phong trào với trọng tâm là xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”. Đồng thời, BCĐ đã cụ thể hóa các nội dung: đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh, kỷ cương pháp luật, xây dựng môi trường văn hóa…
Hàng năm cứ vào ngày 2/9, tất cả các nhà trường ở thị xã Nghĩa Lộ tổ chức các đoàn dâng hương và báo công với Bác.

“Địa chỉ đỏ” giữa miền Tây Yên Bái

Giữa lòng thị xã Nghĩa Lộ - nơi lưu giữ hồn cốt văn hóa dân tộc Thái và vang vọng điệu xòe Tây Bắc ngàn đời có một không gian trầm mặc mà thiêng liêng, được gìn giữ bằng tất cả lòng thành kính: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là “địa chỉ đỏ” thấm đẫm tình cảm cách mạng, nơi mỗi bước chân đều in dấu lòng biết ơn sâu nặng của đồng bào miền Tây với Bác Hồ kính yêu.
Miền Bắc tiếp tục đón mưa lớn từ hôm nay đến trưa 3/7.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Từ hôm nay đến trưa 3/7, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác theo từng đợt, cục bộ có mưa to đến rất to. Từ ngày 4/7, ban ngày trời nắng, chiều tối có mưa rào rải rác, vùng núi có thể xuất hiện mưa to. Chiều tối nay (30/6), nhiều khu vực khác trên cả nước cũng đón mưa dông.
Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, vì tương lai

Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, vì tương lai

Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết miễn học phí cho học sinh phổ thông theo hướng: học sinh đang học tại các trường công lập được miễn hoàn toàn học phí, và học sinh học tại các trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ học phí bằng mức học phí công lập tương ứng. Đây là tính ưu việt của chế độ ta.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Lào Cai: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Lào Cai: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã khép lại. Đây là năm đầu tiên triển khai thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 12. Bên cạnh đó cũng có những thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Lào Cai diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Hoạt động ý nghĩa để gắn kết sự tham gia của cha mẹ và con trẻ trong Ngày hội “Lan tỏa yêu thương”.

Những mô hình cha mẹ ''chữa lành'' cùng con trẻ

Là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương, trẻ em luôn cần được chăm sóc toàn diện, không chỉ thể chất mà cả tinh thần. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy ngày càng nhiều trẻ em phải đối mặt với những vết thương tâm lý. Từ thực tế đó, nhiều mô hình cha mẹ 'chữa lành' cùng con trẻ đã ra đời, như một cách để người lớn hàn gắn thế giới cảm xúc vốn mong manh của trẻ.
fb yt zl tw