Phi hành gia Ấn Độ bay vào vũ trụ bằng thiết bị của Nga

Cơ quan hàng không vũ trụ Ấn Độ có thể sẽ chọn bộ quần áo vũ trụ do Nga sản xuất cho chương trình đưa người vào không gian Gaganyaan.

Theo Hindustan Times, các phi hành gia Ấn Độ tham gia sứ mệnh không gian có người lái đầu tiên của nước này nhiều khả năng sẽ bay vào vũ trụ với đồ phi hành gia do Nga sản xuất.

Hindustan Times dẫn báo cáo của Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) có thể sẽ đưa ra lựa chọn sử dụng đồ phi hành gia do nước ngoài chế tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do chương trình Gaganyaan đề ra. Điều này là nhằm bảo đảm an toàn hơn cho các phi hành gia trong sứ mệnh đầu tiên.

Hiện tại ISRO đang phát triển mẫu đồ phi hành gia nội địa là IVA và bộ đồ này sắp hoàn tất thử nghiệm.

ISRO hiện chưa xác nhận thông tin Hindustan Times đăng tải.

Các mẫu đồ phi hành gia do công ty Zvezda của Nga phát triển.

Các mẫu đồ phi hành gia do công ty Zvezda của Nga phát triển.

Trong chương trình đưa người vào không gian Gaganyaan, Ấn Độ có sự hợp tác chặt chẽ với Nga qua nhiều thỏa thuận hợp tác không gian khác nhau. Lãnh đạo Nga - Ấn Độ cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong các chuyến bay đưa người vào không gian vào năm 2018. ISRO cũng nhận được sự hỗ trợ từ Nga trong việc phát triển hệ thống sự sống , modul phi hành đoàn và đào tạo phi hành gia.

Trong chuyến thăm Vladivostok năm 2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng đề cập rằng “sự hợp tác lâu dài trong lĩnh vực không gian giữa Ấn Độ và Nga đang chạm đến những tầm cao mới” .

Năm 2020, bốn phi hành gia của ISRO đã được lựa chọn đã tới Nga để tham gia khóa huấn luyện bay vào vũ trụ chung tại Trung tâm đào tạo phi hành gia Gagarin ở Thành phố Ngôi Sao, ngoại ô Moskva. Các phi hành gia sau đó tiếp tục quá trình huấn luyện cho sứ mệnh ở Ấn Độ.

Glavkosmos, một công ty con của Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, các phi hành gia Ấn Độ đã đến thăm nhà máy Zvezda để đo các thông số nhân trắc học để sản xuất đồ phi hành gia.

Sreedhara Somanath, lãnh đạo ISRO cho biết, năm 2024 chương trình Gaganyaan sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động. Sứ mệnh đưa người vào không gian có khả năng được khởi động vào năm 2025.

Theo kế hoạch của chương trình Gaganyaan, ba phi hành gia của Ấn Độ sẽ thực hiện chuyến bay lên không gian ở quỹ đạo 400 km và quay trở lại Trái Đất

Một loạt các cuộc thử nghiệm dự kiến ​​sẽ được tiến hành trong những tháng trước khi phóng. Điều này bao gồm chuyến bay thử nghiệm với robot hình người tên là Vyomitra và chuyến bay không người lái trước sứ mệnh có người lái.

Vào tháng 10 năm ngoái, ISRO đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên để chuẩn bị cho Gaganyaan. Modul phi hành đoàn trong thử nghiệm đã lộn ngược khi quay trở lại Trái Đất. Năm nay, ISRO sẽ thử nghiệm modul phi hành đoàn một lần nữa để đảm bảo nó vẫn đứng thẳng sau khi rơi xuống biển.

Trong năm 2023, cơ quan vũ trụ Ấn Độ đã đạt được một số thành tựu mang tính bước ngoặt khi phóng thành công sứ mệnh tàu thăm dò Chandrayaan-3 tới cực nam của Mặt Trăng. Vào tháng 9, ISRO đã khởi động sứ mệnh đầu tiên của nước này tới Mặt Trời, với tàu thăm dò Aditya-L1. Tuần trước, Aditya-L1 đã được đưa vào quỹ đạo thành công và nó sẽ hoạt động ngoài không gian trong 5 năm tới sẽ thực hiện các quan sát trong 5 năm tới.

Sau thành công hạ cánh xuống Mặt Trăng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi cơ quan vũ trụ đặt mục tiêu thành lập trạm vũ trụ của riêng Ấn Độ vào năm 2035 và đưa người Ấn Độ đầu tiên lên Mặt trăng vào năm 2040.

Theo VTCNews

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw