Phát triển tài nguyên trí lực ở Việt Nam hiện nay

(Bài viết của Thạc sỹ Đặng Thị Tố Tâm, Học viện Chính trị khu vực I)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tài nguyên trí lực (TNTL) là sản phẩm do con người tạo ra. TNTL là một kết cấu bao gồm nhiều năng lực, tuy nhiên, tri thức, kỹ năng được coi là yếu tố then chốt của TNTL. Đây là những năng lực chủ yếu được tạo ra thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Bài viết chú trọng đến TNTL do tri thức, kỹ năng tạo nên.

1. Tài nguyên trí lực - khái niệm, đặc điểm, vai trò

* Khái niệm:

TNTL là tổng thể các năng lực về sức quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sức sáng tạo của con người (1).

TNTL không phải chỉ là một năng lực cụ thể, nó cũng không phải là phép cộng đơn thuần của các năng lực mà TNTL là sự phối hợp, sự tương tác của các năng lực tạo nên sức mạnh trí tuệ. TNTL là tiềm năng về sức mạnh trí tuệ để con người có thể thực hiện, hoàn thành một công việc nhất định. TNTL tiềm ẩn trong cơ thể sống của mỗi con người bình thường, chẳng kể họ là trí thức hay không phải trí thức, có hay không có chuyên môn kỹ thuật, lao động trí óc hay lao động chân tay. Những người có năng lực đặc biệt hơn, ví dụ: Có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có trình độ quản lý giỏi, các nhà sáng chế, nhà bác học được xã hội công nhận… sẽ giàu TNTL hơn người khác.

Như vậy, một doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế tập hợp được nhiều người có năng lực đặc biệt thì sẽ giàu TNTL hơn, có sức mạnh trí tuệ cao hơn những doanh nghiệp và quốc gia không tập hợp được như vậy.

Bất kể khi nào và thời đại nào, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người đều có vai trò của trí tuệ. Nhưng khi lực lượng sản xuất còn kém phát triển, nền kinh tế hàng hóa còn ở trình độ thấp, việc sản xuất hàng hóa chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, thì vấn đề TNTL chưa được quan tâm. Nguồn lực sản xuất truyền thống ngày càng trở nên khan hiếm. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra với sự xuất hiện của nhiều loại nguyên - vật liệu mới, công nghệ mới làm đa dạng hóa các loại sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Khi đó, TNTL ngày càng được xác định về tầm quan trọng của nó. Ngày nay, TNTL tồn tại dưới dạng này hoặc dạng khác, nhưng đã gia nhập quá trình kinh tế cùng với các yếu tố sản xuất truyền thống là tài nguyên thiên nhiên, lao động và vốn (tư bản).

* Đặc điểm của TNTL:

TNTL là tài sản vô hình. Có những TNTL được “mã hóa” cụ thể, như các phát minh; sáng chế; phần mềm bảo vệ máy tính chống virut (như Bkav Pro); phần mềm lập trình định dạng; các giải pháp công nghệ; các quy trình công nghệ; các bí quyết sản xuất; các tác phẩm âm nhạc; các nội dung quảng cáo…. Nhưng TNTL vẫn là tài sản vô hình, phi vật thể vì ngay khi được sản xuất ra, bản thân nó không hiện hữu mang tính vật lý.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi tài sản đều có chủ sở hữu, nên mọi TNTL (tài sản trí tuệ) cũng có chủ sở hữu. Chủ sở hữu là người đã sản sinh ra, duy trì và nuôi dưỡng nó. Đối tượng sở hữu chính là TNTL. Do nhận thức về tầm quan trọng của TNTL nên ngày nay, quyền sở hữu TNTL cũng được bảo hộ. Ngày nay, các quốc gia đã ban hành và thực thi luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thực tế mới chỉ là bảo hộ những TNTL đã được “mã hóa”.

TNTL là đối tượng mua bán và đem lại thu nhập. TNTL là sản phẩm do con người tạo ra. Trong nền kinh tế thị trường, nó có thể được mua bán và đem lại thu nhập cho người sở hữu và những người thực hiện nó. Không phải TNTL nào cũng được mua bán. Việc đo lường giá trị của loại tài nguyên này rất phức tạp, bởi vì có nhiều yếu tố tạo nên giá trị của tài nguyên này, có thể là năng lực sẵn có, có thể năng lực là do quá trình giáo dục, đào tạo và rèn luyện đem lại. Các nhà nghiên cứu vẫn đánh giá cao tầm quan trọng của tri thức, kỹ năng và coi đây là yếu tố then chốt của TNTL. Đây là những năng lực chủ yếu được tạo ra thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Tuy nhiên, tác động mạnh đến việc định giá tài sản này là vấn đề cung, cầu và hiệu lực bảo hộ của nhà nước. Việc định giá đúng tài sản trí tuệ là rất cần thiết để tạo động lực cho phát triển nguồn TNTL, đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế.

2. Thực trạng TNTL ở nước ta hiện nay

Về TNTL hiện có:

Đội ngũ nhân lực KHCN được cải thiện cả về số lượng và trình độ. Năm 2019, cả nước có 185.436 người tham gia các hoạt động nghiên cứu và phát triển, tăng gần 7,4% (12.753 người) so với năm 2017 và tăng 10,54% (17.690 người) so với năm 2015, trong đó cán bộ nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (tăng từ 78,12% năm 2015 lên 78,8% năm 2017 và 80,94% năm 2019), còn lại là cán bộ hỗ trợ và cán bộ kỹ thuật (2).

Đến nay, cả nước có 687 tổ chức nghiên cứu và phát triển KHCN công lập và hàng nghìn cơ sở nghiên cứu KHCN khu vực tư nhân, 236 trường đại học, 3 khu công nghệ cao quốc gia, 13 khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 8 khu công nghệ thông tin tập trung, 17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, 2 trung tâm toán học quốc tế và vật lý quốc tế được UNESCO công nhận, bảo trợ; có hơn 500 cơ quan thông tin KHCN ở Trung ương và địa phương.

Trong thời gian qua, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nước ta cũng từng bước được hình thành và phát triển. Hiện cả nước có hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thu hút khoảng 1 tỷ USD trong 2 năm liên tiếp, tăng 3 lần so với năm 2017, đưa Việt Nam trở thành quốc gia năng động thứ 3 Đông Nam Á về khởi nghiệp sáng tạo (3).

Đặc biệt, Việt Nam dần trở thành đối tác hợp tác bình đẳng, cùng có lợi trong hợp tác quốc tế về KHCN. Đến nay, nước ta đã hợp tác với 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và khu vực về KHCN. Thị trường KHCN đang phát triển mạnh mẽ, đã có 15 sàn giao dịch, 50 vườn ươm công nghệ. Số lượng văn bằng sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp tăng nhanh, xếp hạng công bố quốc tế gia tăng, từ vị trí 73 (2001 - 2005) lên vị trí 59 (2011 - 2015) và vị trí 56 (2016 - 2020). Tốc độ tăng trưởng công bố quốc tế của Việt Nam cũng khá cao, năm 2020 đạt 45%, trong khi của Inđônêxia là 4,2%; Malaixia 1,5%; Xinhgapo 7,2%; Thái Lan 7,4%. Trong các nước ASEAN, công bố quốc tế của Việt Nam đứng thứ 5, sau 4 nước trên, nhưng đã rút ngắn khoảng cách (4).

Một số hạn chế về TNTL:

Đánh giá một cách khách quan, có thể thấy rằng vai trò của các nhà khoa học đối với nền KHCN nước nhà còn khá mờ nhạt. Điều này được thể hiện trên các phương diện: Số lượng các công bố khoa học của các nhà khoa học Việt Nam trong những năm qua rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 2/5 của Malaysia); số lượng bằng phát minh sáng chế của các nhà khoa học Việt Nam rất thấp; ứng dụng khoa học và công nghệ trong sự phát triển của đất nước chưa rõ ràng, chưa tương xứng với lực lượng đông đảo nhà khoa học được đào tạo bài bản; KHCN chưa thực sự là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Cơ chế xét duyệt, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học các cấp ở nhiều nơi chưa minh bạch và còn mang nặng tính xin - cho; cơ chế này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đề tài, làm giảm niềm tin và sự nhiệt huyết của các nhà khoa học trong việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN của địa phương và đất nước.

Các bộ, ngành và địa phương trong thời gian qua đã có nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tuy nhiên các chính sách vẫn mang nặng tính hình thức, chắp vá, không đồng bộ, chưa đi vào thực tế, dẫn đến hiệu quả thu hút và trọng dụng chưa cao.

Hiện nay, đầu tư cho KHCN của nước ta còn rất ít (dưới 1% GDP), nguồn kinh phí ít ỏi này lại đang đầu tư dàn trải, cào bằng, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Nguồn vốn này chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, chưa phát huy được vai trò của các tổ chức xã hội trong các hoạt động KHCN.

3. Một số giải pháp phát triển TNTL ở nước ta hiện nay

Thứ nhất, phải xác định rõ nguồn nhân lực là bộ phận tài nguyên trí lực quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Muốn vậy, phải làm cho mọi người nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của việc đào tạo và sử dụng nhân lực, nhân lực chất lượng cao, biến thách thức và chất lượng nhân lực thành lợi thế cạnh tranh trên phương diện toàn cầu. Đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, quản lý, nhà trường, doanh nghiệp, gia đình cũng như của bản thân mỗi người lao động.

Thứ hai, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải đổi mới đồng bộ cả về chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra; vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên… Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo theo tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Thứ ba, cùng với việc coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cần đặt ra yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ. Đây là 2 trụ cột, đồng thời là động lực mới cho sự phát triển đất nước. Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ cũng phải thật sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về hệ thống tổ chức các cơ quan khoa học, cơ chế đầu tư, cơ chế quản lý hoạt động khoa học - công nghệ; nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực khoa học - công nghệ, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ và là nhân tố giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cần nâng cao năng lực nghiên cứu của các trường đại học và các viện nghiên cứu trọng điểm và những lĩnh vực nghiên cứu mà đất nước đang cần. Bên cạnh đó, nhà nước cần khuyến khích, tạo cơ chế và có những hỗ trợ cụ thể để doanh nghiệp áp dụng KHCN vào sản xuất. Trước hết, doanh nghiệp nhà nước đi tiên phong trong việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho phát triển bền vững doanh nghiệp thông qua nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Khi các doanh nghiệp nhà nước thành công sẽ tạo động lực cho các loại hình doanh nghiệp khác áp dụng KHCN. Thông qua việc làm này sẽ tạo ra nguồn lực về tài chính lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học và qua đó, các nhà khoa học trẻ có nhiều cơ hội hơn để thực hiện các đề tài, tạo ra sản phẩm KHCN hữu ích.

--------------------

* (1) (2) (3) (4): Các nội dung sử dụng tài liệu tham khảo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả công tác chữ thập đỏ trong trường học

Nâng cao hiệu quả công tác chữ thập đỏ trong trường học

Những năm qua, công tác hội và phong trào chữ thập đỏ (CTĐ) trong trường học đã có nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của đông đảo cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Qua đó, góp phần giáo dục lòng nhân ái và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ.

Lan tỏa yêu thương

Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5): Lan tỏa yêu thương

Đối với những người làm công tác nhân đạo, ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5) là dịp ôn lại truyền thống, tổng kết những hoạt động đã làm được trong thời gian qua. Nhân dịp này, phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc phỏng vấn ông Vũ Viết Trường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh.

Họp Ban Chỉ đạo Dự án GREAT 2 Lào Cai

Họp Ban Chỉ đạo Dự án GREAT 2 Lào Cai

Sáng 8/5, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại Lào Cai (Dự án GREAT 2 Lào Cai).

Chuyện giảm nghèo ở ''lõi nghèo'' Lào Cai

Chuyện giảm nghèo ở ''lõi nghèo'' Lào Cai

Lào Cai có chín huyện, thị xã, thành phố thì có đến bốn huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ. Để giúp đồng bào sống ở các khu vực “lõi nghèo” (gồm 10 xã nghèo nhất của bốn huyện) có điều kiện vươn lên thoát nghèo, cùng với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp thiết thực mang lại hiệu quả cao.

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Ngày hen toàn cầu năm 2024 được tổ chức vào ngày 7/5. Tổ chức Toàn cầu phòng, chống hen phế quản đã chọn chủ đề “Trao quyền giáo dục về bệnh hen suyễn” nhằm nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống bệnh hen suyễn và những gánh nặng của bệnh.

Cây táo tuổi thơ

Cây táo tuổi thơ

Bất cứ vị khách nào, nếu có dịp ghé thăm Trường THCS Bản Cầm, huyện Bảo Thắng đều rất ngạc nhiên với hình ảnh cây táo cổ thụ, sừng sững giữa sân trường - “Thư viện xanh” yêu thích của hàng trăm học sinh trong mỗi năm học.

fb yt zl tw