Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch để nông sản vươn xa

Theo các chuyên gia du lịch, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu của nhiều địa phương. Tuy nhiên, cần phát triển du lịch gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP để tìm đầu ra bền vững cho nông sản và đưa nông sản Việt vươn xa.

Các lãnh đạo, chuyên gia nông nghiệp tại diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” .

Sáng 22/9, tại TP Hồ Chí Minh, báo Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” .

Tại diễn đàn, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc đầu tư phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới (Quyết định số 922/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).

Theo đó, đã có nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh miền Tây đưa sản phẩm OCOP vào phát triển du lịch khá hiệu quả. Ông Đoàn Văn Khanh, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Long Thuận (xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cho biết, phát triển du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp đang đem lại giá trị khá cao cho nông dân, vừa giúp nông sản đến tận tay khách hàng và giúp nông sản vươn xa. Cụ thể, vừa qua ông Khanh đã tận dụng 8.000 m2 đất vườn trồng bưởi, dừa sáp và nhiều loại thuốc nam khác để giới thiệu đến du khách. Mặt khác, ông cũng xây dựng được hình ảnh con người và quê hương miền Tây với khu du lịch mang tên “Ve chai Thần kỳ” để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của miền Tây.

Với kinh nghiệm của bản thân, ông Khanh cho rằng, các đơn vị, doanh nghiệp nông nghiệp cần phải làm cái gì độc, lạ và có tính bền vững mới thu hút được khách du lịch. Không chỉ thế, đây còn là giải pháp tạo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp cũng như tạo một điểm đến thu hút khách đến tham quan và trải nghiệm cuộc sống của sông nước miền Tây.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ở giữa) tham quan, tìm hiểu các sản phẩm OCOP tại Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Nam Miền Trung Group cho biết, việc đưa chương trình OCOP thành thương hiệu mang tầm quốc gia có giá trị to lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Mặt khác, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu tất yếu của nhiều địa phương. Tuy nhiên, quá trình này cần được triển khai một cách bài bản, đồng bộ mới đem lại hiệu quả cao. Đáng chú ý, cần phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch để tìm đầu ra bền vững cho nông sản và đưa nông sản Việt vươn xa. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp, các địa phương cần xác lập tour, tuyến gắn với địa điểm có nhiều sản phẩm OCOP để quảng bá giới thiệu đến với du khách nhiều hơn.

"Với 65% dân số nông thôn, có liên quan hoặc sống phụ thuộc vào nông nghiệp, Chương trình đưa sản phẩm OCOP vào phát triển du lịch đang được xã hội đón nhận tích cực khi giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và còn phát huy được giá trị của các sản phẩm thương hiệu OCOP. Ở giai đoạn mới, thương hiệu OCOP cũng đang được khẳng định với nhiều sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ, bền vững các sản phẩm OCOP cần gắn với phát triển dịch vụ, văn hóa, du lịch của từng địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần quy hoạch vùng miền, các địa điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng để du khách dễ dàng tìm đến và nhận biết các sản phẩm OCOP đặc trưng của từng vùng để tìm mua", ông Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ.

Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thống kê tại Việt Nam, hiện có hơn 10.000 sản phẩm OCOP, các trung tâm OCOP đang được hình thành tại địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP. Theo đó, trong 5 năm qua, Bộ tập trung phát triển OCOP trong nước theo hướng phát triển số lượng, củng cố chất lượng, từ đó, hình thành mỗi đặc sản địa phương mang đặc trưng khác nhau của từng vùng miền để hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng miền. Mặt khác, Thủ tướng cũng đã ban hành quyết định về phát triển du lịch nông thôn.

Các sản phẩm OCOP được xem là thế mạnh của ngành nông nghiệp Việt Nam khi giới thiệu đến người dân và du khách TP Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ký văn bản liên tịch với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phát triển chương trình này. Tất cả các hành động này hướng tới mục tiêu khai thác ngành kinh tế du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP và đưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu của du lịch nông thôn Việt Nam.

"Về lâu dài, để phát triển sản phẩm OCOP thông qua hoạt động du lịch, Bộ xác định cần 3 yếu tố: phát huy thế mạnh địa phương để nâng cao giá trị đó lên, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân;hình thành vùng sản xuất để tạo thành sức mạnh, ứng phó với áp lực cơ chế thị trường; xây thương hiệu sản phẩm OCOP ở nông thôn có giá trị lớn để phục vụ ngành du lịch phát triển", ông Trần Thanh Nam cho biết thêm.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

Đợt mưa lũ đầu tháng 9 vừa qua, vùng chuyên canh rau màu của xã Gia Phú (Bảo Thắng) bị ngập úng và hư hại hoàn toàn. Ngay sau mưa lũ, người dân tập trung khôi phục vùng rau bằng những cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Với nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Bảo Yên đã tập trung mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.

Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc

Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc

Mùa đông, thời tiết rét đậm, rét hại, đây cũng là thời điểm nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc khan hiếm. Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động dự trữ nguồn thức ăn khô, thức ăn tinh cho gia súc trong mùa đông.

Vật nuôi của nhà nghèo

Vật nuôi của nhà nghèo

Xuân Thượng được mệnh danh là “thủ phủ” nuôi dê của huyện Bảo Yên với hơn 500 hộ chăn nuôi. Các hộ dân ở đây thường gọi con dê là vật nuôi của nhà nghèo vì chúng không kén thức ăn, có thể ăn tất cả các lá cây quanh đó, thậm chí ăn được lá ngón. Nuôi dê nhàn lại cho nguồn thu nhập ổn định nên nhiều hộ dân lựa chọn con dê để phát triển kinh tế thay vì lợn hay một số vật nuôi nhiều rủi ro khác.

fbytzltw