Phát triển giáo dục nghề nghiệp: Tạo sinh kế bền vững cho nhiều hộ nghèo

Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững – Dự án 4 (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025) được chia được thành 3 tiểu Dự án. Trong giai đoạn thực hiện 2021 -2023, Dự án đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tiểu dự án 1: khoảng 47.800 người lao động nghèo được đào tạo kỹ năng nghề

Tiểu dự án 1 nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn với mục tiêu: Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Năm 2021 bố trí 331,3 tỷ đồng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương (thực hiện tại trung ương là 111 tỷ, tại địa phương là 220,3 tỷ đồng) để thực hiện trong năm 2022 do kinh phí bố trí vào cuối năm 2021. Năm 2022 bố trí 1.338,9 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương (trong đó 600 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 738,9 tỷ đồng vốn sự nghiệp) để thực hiện tại trung ương là 147,3 tỷ đồng vốn sự nghiệp, tại địa phương là 1.191,6 tỷ đồng (trong đó 600 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 591,6 tỷ đồng vốn sự nghiệp). Kết quả giải ngân là 212,214 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, chiếm 35,4% vốn đầu tư phân bổ của Tiểu dự án; 294,738 tỷ đồng vốn sự nghiệp, chiếm 27,5% vốn sự nghiệp phân bổ của Tiểu dự án và vốn năm 2021 chuyển sang.

Theo số liệu báo cáo đến giữa năm 2023, có khoảng 47.800 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; 146 cơ sở được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo; xây dựng 39 bộ chuẩn về giáo dục nghề nghiệp; tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho 234 lượt người; Phát triển 118 bộ chương trình, học liệu; Đào tạo, bồi dưỡng cho 4.803 lượt người là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý hệ thống GDNN; tổ chức 77 cuộc khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; phối hợp với các cơ quan thông tấn, truyền hình, đơn vị truyền thông xây dựng 05 phóng sự và 440 bài viết để tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp trên các kênh truyền hình; Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển 16 thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên Tiểu dự án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Văn bản hướng dẫn về giáo dục nghề nghiệp trong Chương trình ban hành chậm so với kế hoạch, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, phân bổ và giải ngân vốn. Chưa lồng ghép các nguồn lực thực hiện nội dung giáo dục nghề nghiệp trên cùng một địa bàn của các chương trình. Chưa có hướng dẫn cụ thể về xác định đối tượng người lao động có thu nhập thấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn; nội dung, hoạt động của Tiểu dự án, nội dung thành phần (đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo; đào tạo nghề cho người lao động) nên việc xây dựng, đề xuất kế hoạch và thực hiện hàng năm và cả giai đoạn còn chưa sát thực tế, chưa bảo đảm đúng đối tượng, phạm vi thực hiện.

Để khắc phục hạn chế, giải pháp thời gian tới được đưa ra là: Trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định xác định đối tượng người lao động có thu nhập thấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn; nội dung, hoạt động của Tiểu dự án, nội dung thành phần (đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo; đào tạo nghề cho người lao động); sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương, cơ sở tham gia thực hiện Chương trình để kịp thời phát hiện những khó khăn, vi phạm trong thực hiện để có những kiến nghị, đề xuất điều 29 chỉnh và xử lý kịp thời. Bổ sung đối tượng trung tâm công lập cấp huyện được hỗ trợ đầu tư để thực hiện đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.

Kết quả Tiểu dự án 2

Tiểu dự án 2 nhằm hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, với mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Năm 2021 bố trí 7,8 tỷ đồng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương thực hiện tại trung ương để thực hiện trong năm 2022 do vốn bố trí vào cuối năm 2021. Năm 2022 bố trí 28,166 tỷ đồng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương (thực hiện tại trung ương là 6,9 tỷ đồng, tại địa phương là 21,266 tỷ đồng). Kết quả giải ngân là 15,888 tỷ đồng, chiếm 44,18% vốn phân bổ của Tiểu dự án và của năm 2021 chuyển sang.

Trong năm 2021, 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, theo báo cáo của các địa phương đã có khoảng 10.290 người lao động được hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài (trong đó, có khoảng 466 ứng viên điều dưỡng, hộ lý đi làm việc ở Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản và có 9.824 người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo).Các địa phương đã tích cực tuyên truyền, tư vấn, vận động người lao động, đã có khoảng 6.000 người lao động và thân nhân được tư vấn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cục Quản lý lao động đã tổ chức 06 cuộc tập huấn cho khoảng 450 cán bộ 07 huyện nghèo thuộc 03 tỉnh Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ngãi về các nội dung hỗ trợ và các thông tin về đưa lao động 30 đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; xây dựng 01 phóng sự và đặt hàng 08 bài báo (trên 04 báo điện tử: Dân trí, Dân sinh, Vietnamplus, Tuổi trẻ) tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ, các gương điển hình người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thông báo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, báo chí về việc tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản trong đó ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức người lao động; hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện, phối hợp với các doanh nghiệp tham gia tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chương trình đi làm việc ở nước ngoài; đàm phán với phía Hàn Quốc về việc ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp; nâng cao năng lực cho cán bộ tại địa phương trong việc tư vấn cho người lao động trước khi đi và sau khi đi làm việc ở nước ngoài, các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người lao động.

Kết quả Tiểu dự án 3

Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững với mục tiêu: Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Năm 2022 bố trí 192,823 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương (trong đó 52 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 140,823 tỷ đồng vốn sự nghiệp). Kết quả giải ngân là 11,977 tỷ vốn đầu tư phát triển, chiếm 23%; 53,217 tỷ đồng vốn sự nghiệp, chiếm 37,8% so với vốn Tiểu dự án. Ước giải ngân năm 2023: vốn đầu tư phát triển 109,789 tỷ đồng đạt 60%, vốn sự nghiệp 207,363 tỷ đồng đạt 75%.

Đến nay 100% người lao động (trong đó có đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo) có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. Cơ bản các địa phương mới bắt đầu triển khai nội dung liên quan đến hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho người lao động. Các địa phương đã tổ chức 146 phiên/ngày hội việc làm, tư vấn, cung cấp thông tin, giới thiệu việc làm cho gần 31.500 lao động, đồng thời hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho khoảng 7.500 lao động, chủ yếu là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, huyện nghèo.

Trong quá trình thực hiện Tiểu dự án còn một số tồn tại như: Các văn bản hướng dẫn cũng như việc phân bổ vốn còn chậm dẫn đến khó khăn trong thực hiện các hoạt động có liên quan, nhất là đối với các địa phương trong việc phân bổ kinh phí, xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn. Việc phân bổ vốn đầu tư còn chưa đúng đối tượng (tại Trung tâm dịch vụ việc làm, không phải là cơ quan cấp huyện) nên chưa thể triển khai thực hiện. Các địa phương chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định, chưa phản ánh hết các chỉ tiêu, nội dung hoạt động cần báo cáo dẫn đến khó khăn cho các đơn vị chủ trì trong quá trình tổng hợp đánh giá.

Nhằm thực hiện Tiểu dự án đạt kết quả cao hơn, đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án cho phù hợp với thực tiễn địa phương; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo đảm bảo kịp thời, đầy đủ và hiệu quả.

toquoc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gia tăng cơ hội việc làm cho lao động nữ trong thời đại công nghệ số

Gia tăng cơ hội việc làm cho lao động nữ trong thời đại công nghệ số

Theo báo cáo Women (Still) Hold Up Half the Sky của Goldman Sachs, có đến 70% công việc chịu tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) do phụ nữ đảm nhận. Nghiên cứu mới đây của Viện toàn cầu McKinsey về trí tuệ nhân tạo và tương lai việc làm ở Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng, so với nam giới, nữ giới có nguy cơ mất việc cao hơn khoảng 50% trong cuộc đua AI.

Si Ma Cai: Quan tâm đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Si Ma Cai: Quan tâm đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện vùng cao, biên giới Si Ma Cai có 95% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 56%, trong đó có hơn 80% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện.

Chú trọng xây dựng quan hệ lao động ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp

Chú trọng xây dựng quan hệ lao động ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 37 ngày 3/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, tại tỉnh Lào Cai, quyền lợi của người lao động được bảo đảm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng nâng cao.

Chọn nghề, chọn tương lai

Chọn nghề, chọn tương lai

Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 12 đã chủ động lựa chọn học cao đẳng, trung cấp hoặc học nghề để tiếp tục phát triển bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai.

Đảm bảo công bằng tỷ lệ hưởng lương hưu giữa nam và nữ

Đảm bảo công bằng tỷ lệ hưởng lương hưu giữa nam và nữ

Tại các buổi lấy ý kiến góp ý của công đoàn về Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), đại diện công đoàn cơ sở có góp ý về việc đảm bảo công bằng tỷ lệ hưởng lương hưu giữa nam và nữ khi đề xuất giảm số năm đóng BHXH xuống 15 năm. Đồng thời, các cấp công đoàn cũng kiến nghị hoán đổi năm đóng BHXH để nghỉ hưu sớm.

fb yt zl tw