Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên cả nước, được xem là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Theo số liệu từ Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến tháng 6/2024, cả nước có 13.368 sản phẩm OCOP. Số lượng sản phẩm hằng tháng đều tăng, cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi, trong đó có hơn 70% được đánh giá 3 sao, khoảng 26% được đánh giá 4 sao, còn lại là sản phẩm 5 sao.

ocop-quang-ngai-372-949.jpg
Một gian trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ngãi.

Ngành hàng cũng hết sức đa dạng, và đặc biệt chương trình có sự tham gia chặt chẽ của các hợp tác xã. Không chỉ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế vùng nông thôn, chương trình OCOP còn có những đóng góp không nhỏ về mặt xã hội khi quy mô lao động ngày càng tăng lên, trong đó có 40% chủ thể là nữ và 18% chủ thể là người dân tộc điều hành,… Đến nay, chương trình OCOP cũng đã tạo nên những thay đổi về mặt thương mại mạnh mẽ.

Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự bảo đảm tính bền vững. Nhiều sản phẩm OCOP vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Tại một số địa phương, sự chủ động vào cuộc của chính quyền còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ thực chất đối với chủ thể OCOP, đặc biệt là nâng cao năng lực về tổ chức, quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm; nhiều sản phẩm chỉ quan tâm đến mẫu mã, bao bì, chưa chú trọng yếu tố chất lượng, nhất là gắn với thị hiếu tiêu dùng. Chưa kể, dòng vốn tín dụng vốn được coi là đòn bẩy giúp các sản phẩm OCOP vươn xa nhưng trong quá trình triển khai, các ngân hàng lại gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Đơn cử, giấy chứng nhận OCOP chỉ cấp chung cho hợp tác xã và các thành viên, không cấp riêng cho từng thành viên, dẫn tới khó khăn trong việc vay vốn đối với từng thành viên hợp tác xã. Các đơn vị cũng khó tiếp cận thị trường, thực hiện chế độ thống kê, kế toán mua bán hàng hóa thiếu hóa đơn tài chính, không bảo đảm chế độ phát hành hóa đơn của Nhà nước,.. Do đó, các ngân hàng cũng không đủ cơ sở để đánh giá, thẩm định cho vay.

Để chương trình OCOP đạt hiệu quả và phát triển bền vững, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là cần thiết, trong đó hành lang pháp lý phải đi trước một bước. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Về phần mình, các chủ thể OCOP phải luôn có sự cải tiến sản phẩm, phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Bên cạnh đó, công tác truyền thông về sản phẩm OCOP cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, cơ quan, tổ chức về tầm quan trọng của chương trình OCOP, góp phần đẩy mạnh kinh tế nông thôn bền vững và bảo vệ môi trường.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng là yêu cầu không chỉ của các doanh nghiệp mà các hợp tác xã ngày nay cũng đang dần phải chuyển đổi hoạt động theo hướng đa dạng hoá từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và các hoạt động dịch vụ để thu hút nguồn lực phát triển. Vì vậy, việc mở rộng lĩnh vực hoạt động là xu thế của các hợp tác xã hiện nay.

Hỗ trợ 6.500 con gà giống cho hội viên nông dân xã Kim Sơn

Hỗ trợ 6.500 con gà giống cho hội viên nông dân xã Kim Sơn

Ngày 27/8, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ tham gia dự án Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo hướng an toàn sinh học giai đoạn 2024 - 2026 tại xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

Diện mạo mới của vùng đất ven đô

Diện mạo mới của vùng đất ven đô

Trở lại xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) sau hơn 5 năm, sự đổi thay rõ nhất mà tôi cảm nhận được là diện mạo nông thôn mới nơi đây có nhiều khởi sắc, cuộc sống của đồng bào các dân tộc được nâng cao; một đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp hiện hữu.

Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 878/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Nông dân số

Nông dân số

Với sự năng động, sáng tạo, anh Trần Ngọc Huế (dân tộc Tày, thôn Đồng Lục, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng) đã thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ áp dụng công nghệ cao.

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tham quan và khảo sát vùng chè tại huyện Mường Khương

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tham quan và khảo sát vùng chè tại huyện Mường Khương

Sáng 22/8, Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do đồng chí Trương Ân Kỳ - Phó Bí thư Huyện ủy Hà Khẩu làm trưởng đoàn đã đến tham quan, khảo sát nhà máy chế biến chè, vùng sản xuất chè tại xã Lùng Vai và xã Bản Sen, huyện Mường Khương.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 86

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 86

Ngày 14/1/2022, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 86 về việc điều chỉnh Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Đề án 86). Theo quyết định này, đến hết năm 2024, Lào Cai phải hoàn thành các công việc đề ra. Phóng viên Báo Lào Cai đã trao đổi với ông Phạm Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai về vấn đề này.

fbytzltw