Phát huy truyền thống văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc" năm 2024

Năm thứ 10 được tổ chức, chương trình “Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc” sẽ đổi mới chương trình nghệ thuật và thực hiện chuỗi hoạt động an sinh xã hội gắn với những dịp kỷ niệm trọng đại của đất nước trong năm 2024.

Người dân dâng hương lễ Phật tại chùa Quán Sứ (Hà Nội).

Người dân dâng hương lễ Phật tại chùa Quán Sứ (Hà Nội).

Đó là thông tin vừa được đưa ra tại họp báo giới thiệu chương trình “Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024” do Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp Công ty cổ phần Sen Cộng tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Từ năm 2014 đến nay, chương trình diễn ra định kỳ vào mỗi dịp đón mùa Vu Lan.

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức chương trình bày tỏ: “Đức báo ân, báo hiếu trong Phật giáo có khả năng tạo lập chất keo gắn kết các cá nhân với gia đình, cộng đồng và xã hội".

Hòa thượng Thích Gia Quang phát biểu tại họp báo.

Hòa thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh: Vu Lan là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến đất nước, đồng bào, đến các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, nhớ tới ơn đức cao cả của các bậc cha ông, anh hùng liệt sĩ đã sống, chiến đấu và hy sinh vì hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Lễ Vu Lan hằng năm là dịp để mỗi người con nhớ về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, đồng thời thể hiện lòng hiếu thảo bằng những hành động thiết thực. Vu Lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ chung của toàn dân tộc, thể hiện truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,...

Theo Ban tổ chức, chương trình “Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024” chào mừng và hướng đến các sự kiện lớn của đất nước như: Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024); 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024); 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); chào mừng Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 và đặc biệt là hướng tới chào mừng và đón chờ sự kiện Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (Vesak) năm 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đảm nhiệm vai trò cố vấn cho chương trình.

Điểm nhấn của chương trình là sự kiện giao lưu nghệ thuật diễn ra vào tối 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, truyền hình trực tiếp trên nhiều kênh truyền hình và mạng xã hội. Chương trình nghệ thuật được thiết kế, dàn dựng nhằm nêu bật ý nghĩa "Văn hóa hiếu đạo", lan tỏa các giá trị nhân văn - nhân bản - nhân quả của đạo Phật trong xã hội. Những năm gần đây, đại lễ Vu Lan được tổ chức ở nhiều địa phương với nhiều quy mô, không chỉ diễn ra trong phạm vi các tín đồ đạo Phật mà còn phổ biến có tầm ảnh hưởng tới đông đảo nhân dân.

Đạo diễn Điệp Văn cho biết chương trình nghệ thuật sẽ có nhiều tiết mục đặc biệt với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi.

Dự kiến trong tháng 7/2024, Ban tổ chức sẽ tổ chức chuyến hành hương “Theo dấu chân Chiến sĩ Điện Biên năm xưa”, viếng Nghĩa trang quốc gia A1, tri ân tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã nằm lại chiến trường Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, đoàn cũng sẽ trao quà từ thiện cho các gia đình chính sách tại địa phương, tặng nhà ăn cho trẻ em mầm non tại vùng sâu, vùng xa khó khăn của tỉnh Điện Biên, trao quà và sổ tiết kiệm cho một số cựu chiến binh Điện Biên... từ nguồn quỹ vận động các doanh nghiệp và nhà hảo tâm cả nước.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

fb yt zl tw