Phân cấp phân quyền quản lý đường bộ

Cả nước hiện có 610.000 km đường bộ, trong đó đã phân quyền quản lý đường tỉnh, đường huyện gần 590.000 km. Trong số 25.000 km quốc lộ đã ủy quyền cho các Sở GTVT quản lý 13.000 km.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tách bạch quản lý

Nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo phân cấp, phân quyền mạnh mẽ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tại hội thảo quản lý đường bộ mới đây của Bộ GTVT, Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương quản lý quốc lộ, để nâng cao chất lượng và hiệu quả, tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho công tác phân cấp, phân quyền.

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền quản lý đường bộ cho các địa phương.

Từ năm 2024, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ chỉ tập trung quản lý các quốc lộ chính yếu và phân cấp cho các Sở GTVT quản lý các tuyến thứ yếu. Đơn vị được phân cấp, phân quyền sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong quản lý tuyến đường. Đơn cử, tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã được phân cấp quản lý toàn bộ quốc lộ trên tại địa phương, tới đây cần nhân rộng mô hình này.

Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, tới đây, Cục sẽ không ủy quyền cho Sở GTVT các địa phương mà phân cấp cho UBND tỉnh quản lý. Trong số 12.000 km quốc lộ Cục đang trực tiếp quản lý, có 2.000 km thuộc các dự án BOT. Số 10.000 km còn lại, Cục sẽ rà soát, tuyến nào trong nội bộ của tỉnh sẽ phân cấp cho địa phương quản lý.

Riêng năm 2023, Cục Đường bộ Việt Nam được giao gần 12.000 tỷ đồng để bảo trì quốc lộ. Hết năm, Cục đã nghiệm thu hoàn thành gần 9.600 tỷ đồng, đạt hơn 79%, đã giải ngân hơn 10.100 tỷ đồng, đạt 84%, đảm bảo giải ngân 100% dự toán chi năm 2023.

Qua tìm hiểu, nhiều dự án đường bộ tại các địa phương thời gian qua, Cục Đường bộ Việt Nam đã ủy quyền cho Sở GTVT địa phương thực hiện và đạt hiệu quả khai thác tốt. Điển hình như các dự án: Nâng cấp Quốc lộ 4B đoạn tỉnh Lạng Sơn xóa "điểm đen" đảm bảo an toàn giao thông hay cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ vừa đưa vào khai thác do địa phương thực hiện, đã về đích đúng tiến độ, vượt kế hoạch đề ra...

Các chuyên gia giao thông cho rằng, việc đường quốc lộ tại các địa phương phân cho địa phương quản lý là hợp lý. Cục Đường bộ Việt Nam chỉ nên quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải. Khi địa phương trực tiếp quản lý đường bộ, nhất là các tuyến quốc lộ sẽ sâu sát, đảm bảo tiến độ bảo trì, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, do tại địa bàn nắm rõ hơn tình trạng xuống cấp của các tuyến đường.

Đưa phân cấp phân quyền quản lý đường bộ vào luật

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục đã đưa các quy định về phân cấp, phân quyền cho địa phương quản lý quốc lộ vào dự thảo Luật Đường Bộ.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cục Đường bộ Việt Nam được Bộ GTVT giao chủ trì xây dựng dự thảo Luật Đường bộ, Bộ Công an chủ trì xây dựng Luật Trật tự An toàn giao thông trình Chính phủ xem xét, lấy ý kiến nhân dân và các thành viên Chính phủ, trong đó thể hiện rõ các nội dung phân cấp, phân quyền trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ.

Cụ thể, đối với hệ thống đường địa phương, dự thảo Luật Đường bộ tiếp tục phân quyền toàn bộ các địa phương sẽ tiếp tục quản lý, bảo trì, khai thác trên 95,6% so với tổng chiều dài đường bộ cả nước. Tỷ lệ này sẽ còn tăng lên trong quá trình xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của các địa phương.

Với quốc lộ và cao tốc sử dụng vốn của Trung ương, dự thảo Luật Đường bộ đã được Cục tham mưu Bộ GTVT chấp thuận theo hướng giao ngành GTVT quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng và bảo trì đối với quốc lộ; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, sử dụng và bảo trì hệ thống đường địa phương; quốc lộ được phân cấp trong trường hợp bảo đảm được nguồn lực thực hiện.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

fb yt zl tw