Phá tan hàng ngũ lãnh đạo Hezbollah, Israel đối mặt mối nguy hiểm mới

Cuộc khủng hoảng lãnh đạo của Hezbollah có thể dẫn đến các cuộc đấu tranh giành quyền lực nội bộ và thay đổi chiến lược. Một lứa thủ lĩnh cực đoan hơn có thể xuất hiện và họ có thể phản công Israel bằng sức mạnh tàn khốc hơn.

Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Wardaniyeh, Liban. THX/TTXVN

Israel đang tiếp tục chiến dịch không ngừng nghỉ của mình nhằm phá tan hàng ngũ lãnh đạo của Hezbollah.

Hai tuần trước, Hassan Nasrallah, thủ lĩnh của Hezbollah trong 32 năm, đã bị ám sát trong một cuộc không kích có mục tiêu của Israel.

Gần đây hơn, quân đội Israel cho biết họ đã giết một thành viên Hezbollah đang thu thập thông tin tình báo chống lại Israel tại Cao nguyên Golan.

Những thủ lĩnh Hezbollah khác được cho là đã bị Israel giết bao gồm Fu'ad Shakar, chỉ huy mảng chiến lược của nhóm; Ali Karaki, người đứng đầu mặt trận phía nam của Hezbollah, và Ibrahim Aqeel, chỉ huy mảng hoạt động quân sự của Hezbollah.

Trong khi đó, Hashem Safieddine, anh họ của Nasrallah, được coi là người kế nhiệm lãnh đạo nhóm, đã mất tích kể từ khi Israel tấn công vùng ngoại ô phía nam của Beirut vào tuần trước.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết hôm 9/10 rằng "người thay thế Nasrallah và người thay thế người thay thế ông ta" đã bị lực lượng Israel giết chết. Không rõ liệu ông Netanyahu có ám chỉ đến Safieddine hay không.

"Ngày nay, Hezbollah yếu hơn nhiều so với nhiều năm trước", ông Netanyahu nói thêm.

Mặc dù giới lãnh đạo Hezbollah đã phải chịu những đòn giáng nghiêm trọng, các chuyên gia tin rằng một khoảng trống quyền lực đã xuất hiện, mở đường cho những nhà lãnh đạo cực đoan hơn có thể đáp trả Israel bằng sức mạnh tàn khốc.

Nhiều nhân vật cực đoan hơn có thể xuất hiện

Mohammed Albasha, một nhà phân tích an ninh Trung Đông có trụ sở tại Mỹ, nói với Business Insider rằng việc Hezbollah tìm kiếm một nhà lãnh đạo mới có thể dẫn đến "một cuộc đấu tranh quyền lực tạm thời hoặc sự chia rẽ nội bộ" ban đầu có thể làm suy yếu ảnh hưởng của nhóm này ở Liban. Điều này có thể làm mất ổn định và thay đổi "các chiến lược chính trị và quân sự" của Hezbollah.

Tuy nhiên, ông Albasha cho rằng, tình hình như vậy sẽ chỉ là tạm thời và xung đột có khả năng sẽ leo thang hơn.

"Nhóm này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng", Antony Loewenstein, tác giả cuốn "Phòng thí nghiệm Palestine", nói với Sky News. "Nhiều người có thể trỗi dậy. Nhiều nhân vật cực đoan hơn có thể xuất hiện".

Ông William F. Wechsler, giám đốc cấp cao tại Trung tâm Rafik Hariri và các chương trình Trung Đông, cho biết, cần phải nhớ rằng Hezbollah đã trở nên nguy hiểm hơn sau khi người sáng lập của tổ chức này, Abbas al-Musawi, bị Israel ám sát vào năm 1992.

Ông Wechsler chỉ ra rằng, cái chết của Musawai là chất xúc tác cho một loạt các cuộc tấn công khủng bố, bao gồm một vụ đánh bom liều chết vào đại sứ quán Israel ở Buenos Aires do một thành viên của tổ chức Thánh chiến Hồi giáo, một nhóm có liên hệ với Hezbollah, thực hiện.

Mireille Rebeiz, Chủ tịch Nghiên cứu Trung Đông tại trường Đại học Dickinson ở Pennsylvania, đã cũng nhắc lại quan điểm đó trên tờ The Conversation. "Israel có thể không nhất thiết đạt được tác động mong muốn", bà Rebeiz cho biết.

"Nasrallah đã đi theo bước chân của Al-Musawi và dưới sự lãnh đạo của ông ta, nhóm này đã mở rộng chiêu mộ, kho vũ khí và phạm vi hoạt động bên trong và bên ngoài Liban. Lịch sử giờ đây có thể lặp lại", bà Rebeiz nói thêm.

Binh sĩ Israel được triển khai gần biên giới với Liban, ở miền bắc Israel, ngày 27/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Cuộc xung đột ngày càng lan rộng

Có những lo ngại rằng xung đột có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Trung Đông.

Ngoài việc tiêu diệt giới lãnh đạo Hezbollah bằng các cuộc không kích ở Liban và Gaza, Israel cũng đang cân nhắc phản công Iran sau khi nước này tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Các chuyên gia dự đoán rằng Israel có thể nhắm mục tiêu vào các cơ sở dầu mỏ và địa điểm hạt nhân của quốc gia này hoặc lên kế hoạch ám sát các cố vấn quân sự chủ chốt.

Ahmet Kaya, một nhà kinh tế học chính trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia Anh, nói rằng cuộc xung đột ngày càng gia tăng có thể "làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, làm tăng thêm sự bất ổn, gây tổn hại đến các nỗ lực giảm phát và cuối cùng làm giảm tăng trưởng GDP toàn cầu".

Ngân hàng Israel ước tính vào tháng 5 rằng cuộc chiến sẽ gây thiệt hại tổng cộng khoảng 66 tỷ USD vào cuối năm tới, tương đương với khoảng 12% GDP của Israel.

Bộ trưởng Tài chính Israel, Bezalel Yoel Smotrich trước đây từng mô tả cuộc chiến này là cuộc xung đột "dài nhất" và "tốn kém nhất" trong lịch sử đất nước.

"Tình hình hiện nay rất phức tạp và khó có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo", bà Mireille Rebeiz, "Nhưng làn sóng bạo lực mới có thể chỉ củng cố thêm quyết tâm của Hezbollah".

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw