Ông Trump lấy lòng giới siêu giàu, hứa giảm thuế tập đoàn

Cựu tổng thống Mỹ cam kết giảm thuế tập đoàn nhằm thuyết phục lãnh đạo những tập đoàn hàng đầu ủng hộ ông trở lại Nhà Trắng.

Cựu tổng thống Mỹ cam kết giảm thuế tập đoàn nhằm thuyết phục lãnh đạo những tập đoàn hàng đầu ủng hộ ông trở lại Nhà Trắng.

Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump ngày 13/6 dự buổi tọa đàm của tổ chức Bàn tròn Kinh doanh (BR) ở Washington, với khoảng 100 giám đốc điều hành của những công ty hàng đầu nước Mỹ, trong đó có lãnh đạo ngân hàng JPMorgan Jamie Dimon, CEO Tim Cook của Apple, CEO Walmart Doug McMillon và CEO Scott Kirby của hãng hàng không United Airlines.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng, tranh thủ thời điểm đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện lẫn Hạ viện Mỹ, ông Trump đã thúc đẩy Đạo luật Giảm thuế và Tạo việc làm (TCJA) ngay sau khi nhậm chức vào năm 2017. Mức nộp thuế của các tập đoàn khi đó được điều chỉnh còn 21% doanh thu.

Trả lời Larry Kudlow, người dẫn chương trình của Fox Business và cựu giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, ông Trump tuyên bố ý định "kéo dài vĩnh viễn" đạo luật giảm thuế năm 2017. Ông cũng sẵn sàng giảm thêm thuế cho các tập đoàn Mỹ xuống còn 20%, theo Jason Miller, người phát ngôn của ông Trump.

Đối với các tập đoàn lớn của Mỹ, giảm thêm 1% đóng thuế hàng năm có thể giúp họ tiết kiệm hàng tỷ USD.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện vận động tranh cử ở thành phố Phoenix, bang Arizona ngày 6/6. Ảnh: AFP

Ông Trump ủng hộ giảm thuế thu nhập cho cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ, không áp thuế liên bang đối với "tiền boa" trong các mảng dịch vụ và cam kết nới lỏng quy định quản lý cho các tập đoàn, trong đó có quy trình cấp giấy phép ở ngành năng lượng.

BR là tổ chức vận động hành lang chính sách kinh tế, dẫn đầu bởi cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Joshua Bolten và có khoảng 200 lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đăng ký thành viên.

Trong trong buổi tọa đàm ở Washington hôm 13/6, Chánh văn phòng Nhà Trắng Jeff Zients đã thay mặt Tổng thống Joe Biden gặp giới lãnh đạo các doanh nghiệp để trao đổi về ưu tiên chính sách kinh tế của chính phủ nếu ông Biden tái đắc cử.

Ông khẳng định Tổng thống Biden tiếp tục hợp tác với khu vực tư nhân, tập trung vào các biện pháp trợ giá và đầu tư hạ tầng trong những nhiệm kỳ thứ hai, đồng thời sẽ đặc biệt quan tâm vấn đề người nhập cư.

Quan chức Nhà Trắng tái khẳng định cam kết bảo vệ những trụ cột ổn định kinh tế Mỹ gồm tôn trọng pháp quyền, bảo vệ thương hiệu quốc gia và tính dễ dự báo chính sách.

Jeff Zients nhấn mạnh ông Biden không ủng hộ chủ nghĩa biệt lập như ông Trump. Ứng viên đảng Dân chủ cũng không muốn chiến tranh thương mại với Trung Quốc nhưng sẽ phối hợp với đồng minh "bảo vệ các ngành kinh tế Mỹ".

Cựu tổng thống Donald Trump đang nhận được ủng hộ từ nhiều tỷ phú Mỹ nhờ cam kết chính sách có lợi cho giới siêu giàu, đặc biệt là kế hoạch giảm thuế, theo Paul Krugman, nhà kinh tế học người Mỹ từng đoạt giải Nobel Kinh tế vào năm 2008.

Sau khi bồi thẩm đoàn tại New York kết luận ông Trump có tội với 34 cáo buộc làm giả hồ sơ kinh doanh để chi tiền ém nhẹm thông tin bất lợi trước chiến dịch tranh cử năm 2016, các tỷ phú thân với đảng Cộng hòa đã cam kết tiếp tục quyên góp mạnh tay cho ông Trump chạy đua vào Nhà Trắng.

Phong độ ổn định của ông Trump trong các cuộc khảo sát tín nhiệm từ cử tri Cộng hòa cũng thúc đẩy các mạnh thường quân làm lành với cựu tổng thống 78 tuổi, gác lại những hiềm khích sau bạo loạn Đồi Capitol năm 2021.

Nhiệm kỳ đầu tiên của Trump đã thể hiện rõ ông "không ngần ngại ưu ái những doanh nhân đứng về phe mình và trừng phạt thẳng tay những kẻ đứng ngoài cuộc", theo Jonathan Chait, nhà bình luận chính trị Mỹ của New York Magazine.

Theo VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

fb yt zl tw