Nông sản rớt giá, người trồng lao đao

LCĐT – Chưa bao giờ quả cà chua, su su lại rớt giá thảm hại như năm nay khiến hàng trăm nông dân xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai lao đao. Niềm vui được mùa "ngắn chẳng tày gang", chấp nhận giá thấp họ chỉ mong bán hết số sản phẩm làm ra để bù lại chút vốn đầu tư, nhưng sức tiêu thụ cũng chỉ ở mức “nhỏ giọt”.

Vợ chồng anh Trần Văn Thuận thu hái su su.
Vợ chồng anh Trần Văn Thuận thu hái su su.

Cuối chiều, vợ chồng anh Trần Văn Thuận, thôn Hòa Lạc, xã Thống Nhất vẫn miệt mài hái su su chuẩn bị cho buổi chợ sớm hôm sau. Trên giàn rộng hàng nghìn m2 những quả su su xanh mỡ sai lúc lỉu. Dưới đất rải rác những quả su su bỏ đi lâu ngày bắt đầu chuyển màu úa ủng. Anh Thuận ngán ngẩm: Sau Tết Nguyên đán, giá cả lao dốc bất ngờ, có thời điểm chỉ còn 1.000 đồng/kg bán tại vườn. Cùng thời điểm này, những năm trước giá bán thấp nhất cũng trên 5.000 đồng/kg, cao lên tới 10.000 đồng/kg. Vụ su su năm 2019 – 2020, gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng, trong khi diện tích chỉ bằng một nửa năm nay. Còn giờ, mong bán hết số su su bù lại tiền đầu tư cũng khó. Ngoài thương lái đến tận vườn lấy, tôi còn chở lên các chợ đầu mối trên thành phố Lào Cai bán để tăng số lượng hàng tiêu thụ hằng ngày.

“Có thời điểm giá rẻ quá, hái bán chả bõ công, đành để cho gia súc, gia cầm ăn. 2.000 m2 giàn su su, gia đình tôi đầu tư mất hơn 30 triệu đồng tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Với giá bán thấp chưa từng có như hiện nay, có lãi cũng chẳng đáng là bao- anh Trần Văn Thuận, thôn Hòa Lạc”
Những đống su su bị bỏ đi đang úa ủng dần.
Những đống su su bị bỏ đi đang úa ủng dần.

Gia đình anh Thuận trồng khoảng 2.000 m2 giàn su su. Năm nay được  mùa, su su sai quả, ngày nhiều nhất hái được khoảng 2,5 tấn bán ra thị trường. Trong 3 ngày tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua bán được giá khoảng 8.000 đồng/kg, sau giảm dần và giảm sâu. Có lúc không muốn hái, cho bà con trong xóm hái về ăn. Anh Thuận ước tính đến cuối vụ, giàn su su sẽ còn cho thu hoạch vài chục tấn quả nữa.

Cà chua được mùa nhưng mất giá khiến người trồng chán nản.
Cà chua được mùa nhưng mất giá khiến người trồng chán nản.
“Chưa năm nào, người trồng cà chua như chúng tôi lại lâm vào cảnh lao đao, được mùa thì mất giá như năm nay, nhưng bỏ đi thì tiếc, thành thử tôi vẫn thu hái, bán được bằng nao hay chứng đó - chị Phạm Thị Nguyệt, thôn Giao Ngay”

Cùng chung nỗi buồn rớt giá còn có cây cà chua. Gia đình chị Phạm Thị Nguyệt, thôn Giao Ngay có hơn 2.000 m2, mọi năm thu hoạch khỏang 25 tấn quả, bán tại vườn với giá 6.000 đồng/kg. Còn năm nay, gia đình đã thu được 17 tấn, nhưng giá cả lại bấp bênh, mặt bằng chung thấp hơn nhiều so với năm trước. Lúc thấp nhất xuống chỉ còn 1.000 đồng/kg cũng không có người mua. Cà chua chín hái cho gà, lợn ăn và để rụng thối dưới gốc. “Xã cũng tìm hướng giải cứu cho người dân, nhưng chẳng thấm vào đâu so với số lượng sản phẩm sản xuất hằng ngày”, chị Nguyệt buồn rầu bộc bạch.

Giá rẻ, người trồng không còn mặn mà chăm sóc để những vườn cà chua chết dần.
Giá rẻ, người trồng không còn mặn mà chăm sóc để những vườn cà chua chết dần.
Giá rẻ, người trồng không còn mặn mà chăm sóc để những vườn cà chua chết dần.

Anh Lê Huy Việt, Trưởng thôn Giao Ngay cho biết, trong thôn có khoảng 100 hộ trồng su su và cà chua, có những hộ trồng nhiều như gia đình ông Phạm Văn Vinh, Đào Trọng Lâm… với diện tích vài nghìn m2. Quả su su, cà chua không bán được, nhiều hộ hái cho gia súc, gia cầm và cá ăn có khi lên cả trăm tấn. Một số hộ bỏ bẵng, không chăm sóc để cây trồng chết dần.

“Nông dân và chính quyền xã Thống Nhất đang rất cần sự chung tay “giải cứu” nông sản của toàn xã hội trong lúc này - đồng chí  Trịnh Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất”

Theo thống kê, toàn xã Thống Nhất có 17 ha cà chua (tăng 5 ha so với năm trước) và 12 ha giàn su su với sản lượng khoảng 1.200 tấn. Tập trung chủ yếu ở các thôn Giao Tiến, Giao Ngay, Thái Bo, Hòa Lạc và một phần thôn Tiến Thắng. Năm nay, do thời tiết thuận lợi, cây cà chua và su su được mùa, nhưng lại rơi vào cảnh rớt giá. Cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm cho thị trường tiêu thụ thu hẹp và sức mua giảm, dẫn đến một lượng lớn bị dồn ứ, đẩy người trồng lâm cảnh lao đao.

Nhọc nhằn chăm sóc, giờ nông dân lại gánh thêm nỗi lo về giá.
Nhọc nhằn chăm sóc, giờ nông dân lại gánh thêm nỗi lo về giá.

Từ nay đến hết vụ, xã Thống Nhất còn khoảng 600 tấn quả su su và cà chua cần tiêu thụ. Giá cả bấp bênh, nếu so với năm ngoái giảm chỉ bằng 1/3, làm nhiều hộ chán nản bỏ không chăm sóc, dẫn đến khoảng 4 ha cây cà chua bị hỏng, không có khả năng thu hoạch, mất cả trăm tấn. Ngoài các thương lái đến thu mua và một số hộ duy trì mối tiêu thụ truyền thống, xã Thống Nhất sẽ còn khoảng 300 tấn cà chua và su su cần "giải cứu". Đồng chí Trịnh Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất cho biết: Trước những khó khăn trên, chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã đã kêu gọi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố “giải cứu” quả su su, cà chua cho nông dân. Đến nay đã giúp tiêu thụ được khoảng 30 tấn với giá 2.500 đồng/kg (su su và cà chua đồng giá), nhưng vẫn chỉ như "muối bỏ bể", không thấm vào đâu so với số lượng lớn cà chua và su su tồn đọng.

Rất mong có sự chung tay của cả cộng động “giải cứu” cho nông sản của xã Thống Nhất.
Rất mong có sự chung tay của cả cộng động “giải cứu” cho nông sản của xã Thống Nhất.

Hằng ngày, chính quyền đều bố trí 4 chuyến xe chở quả cà chua, su su đến giao cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố nhận mua “giải cứu” cho nông dân. Nhiều hôm, cán bộ xã phải đi giao hàng từ 7 giờ sáng, thông trưa, đến tối mịt mới về. Sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương giúp nông dân trong xã tiêu thụ sản phẩm đã mang lại hiệu quả bước đầu. Song, với số lượng nông sản ùn ứ lên đến vài trăm tấn, để tiêu thụ hết rất cần có sự kết nối nhiều hơn của các tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh. Thời gian trước, trên địa bàn tỉnh đã có một chiến dịch “giải cứu” nông sản Hải Dương, thì giờ, nông dân xã Thống Nhất đang rất cần thêm sự chung tay như thế!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

fb yt zl tw