Nông dân Tả Phìn vào vụ thu hoạch hoa cúc

Những ngày này, nông dân xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa rộn ràng vào vụ thu hoạch hoa cúc. Trên khắp các cánh đồng, những bông cúc vàng rực, căng tròn đến kỳ cắt hái. Nông dân Tả Phìn chủ yếu trồng cúc vàng, sau khi thu hoạch sẽ cung cấp cho thị trường Hà Nội. Giá hoa hiện tại đang ổn định ở mức 3.000 - 3.500 đồng/bông mua tại vườn. Mỗi năm, người trồng hoa cúc ở Tả Phìn thu hoạch 2 vụ với hơn 40 vạn bông xuất ra thị trường. 

MTXX_MH20230704_193822691.jpg
Từ sáng sớm, trên cánh đồng hoa cúc rộng lớn ở xã Tả Phìn, nông dân đã tất bật cắt hái những bông cúc còn ngậm sương mai cho kịp chuyến xe chở hoa về Hà Nội.
MTXX_MH20230704_194002993.jpg
Hoa cúc được người dân chụp lưới trong giai đoạn chúm nụ, búp nhú vàng để bảo vệ hoa khỏi các loài côn trùng và bị ảnh hưởng trong quá trình thu hoạch, vận chuyển.
MTXX_MH20230704_193934829.jpg
Một trong những kỹ thuật quan trọng để giữ cành hoa thẳng, tránh đổ ngã là làm giàn đỡ khi cây cao 25 - 30 cm.
MTXX_MH20230704_194046034.jpg
Gia đình chị Lê Thị Lệ là một trong những hộ có nhiều kinh nghiệm trồng hoa cúc ở Tả Phìn. Chị Lệ cho biết: Hoa cúc hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Tả Phìn nên ít sâu bệnh, chăm sóc không vất vả như một số loài hoa ly hay hoa hồng.
MTXX_MH20230704_194453140.jpg
Hoa cúc sau khi thu hoạch được phân loại, bó gọn, mỗi bó 50 bông.
MTXX_MH20230704_193912343.jpg
Thu hoạch hoa cúc đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay nông dân.
MTXX_MH20230704_194104166.jpg
Mỗi năm, người trồng hoa ở Tả Phìn thu hoạch 2 vụ cúc. Trong các vụ thu hoạch, tạo việc làm thời vụ cho người dân địa phương, tiền công lao động khoảng 200.000 đồng/ngày.
MTXX_MH20230704_194431911.jpg
Những đứa trẻ được nghỉ hè, giúp bố mẹ vận chuyển hoa từ ruộng về nhà trên những chiếc xe rùa.
MTXX_MH20230704_194528042.jpg
Hoa được tập kết chuẩn bị xuất về Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw