Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Thôn Cánh Địa, xã Sơn Hải có 15 hộ dân trồng bưởi Diễn, bưởi Múc với diện tích 3,9 ha. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, chất lượng quả bưởi khi thu hoạch không đảm bảo, giá bán ra thị trường thấp. Trước tình hình đó, Chi hội Nông dân thôn Cánh Địa đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích bưởi Múc, bưởi Diễn kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh. Đến nay, Cánh Địa trở thành thôn có diện tích bưởi da xanh lớn và đem lại hiệu quả cao nhất của xã.

z6450737214728-b4452e0c95c1ddc51c9d3c463c6fb559.jpg

Ông Đỗ Văn Nghiệp (thôn Cánh Địa) cho biết: Gia đình tôi hiện có khoảng 200 gốc bưởi da xanh. Sau khi chuyển đổi từ cây bưởi Múc sang trồng bưởi da xanh, tỷ lệ nảy mầm đạt 98%. Nhờ hợp thổ nhưỡng, chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây bưởi da xanh phát triển tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, quả to, mọng nước. Hiện, mỗi cây bưởi da xanh của gia đình cho thu hoạch khoảng 30 quả, giá bán ra thị trường từ 30.000 đồng/quả trở lên. Mỗi năm trừ chi phí, vườn bưởi da xanh của gia đình mang lại nguồn thu hơn 150 triệu đồng.

ban-sao-cua-noi-dung-doan-van-ban-cua-ban.png

Năm 2023, anh Lê Mạnh Cường (thôn An Tiến) mạnh dạn chuyển đổi 3 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây quất lấy quả. Sau 2 năm trồng và chăm sóc, vườn quất phát triển tốt, có cây cao tới 3 m, đem về nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Hiện mỗi năm, vườn quất của gia đình anh Cường cho thu hoạch 2 vụ quả, mỗi vụ kéo dài trong 2 tháng. Với giá bán dao động 15.000 - 20.000 đồng/kg, mỗi vụ thu hoạch quả trừ mọi chi phí, anh Cường lãi khoảng hơn 50 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm gia đình anh Cường thu nhập hơn 100 triệu đồng từ mô hình trồng cây quất lấy quả.

4-2659.png

Không dừng lại ở sản xuất mô hình nhỏ lẻ, anh Cường còn học cách chiết cành, nhân giống để mở rộng quy mô vườn quất quả. Ngoài trồng quất lấy quả, anh Cường còn chế biến các sản phẩm từ quất như mứt quất, siro quất.. để cung cấp ra thị trường. Anh Lê Mạnh Cường cho biết: Ban đầu, do chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc và cách phòng trừ sâu bệnh nên gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2024, khi tham gia các lớp tập huấn do cơ quan khuyến nông, các cấp hội nông dân tổ chức, tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc quất lấy quả.

6.png

Qua phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, xã Sơn Hải xuất hiện nhiều mô hình, cách làm mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Đào Nguyên Vĩnh (thôn Soi Chát) với mô hình trồng chuối ngự; ông Phạm Minh Quyền (thôn An Tiến) với mô hình nuôi cá lồng và nuôi gà thả đồi số lượng lớn; ông Đỗ Văn Nghiệp (thôn Cánh Địa) với mô hình ghép bưởi da xanh; anh Lê Mạnh Cường (thôn An Tiến) với mô hình trồng quất lấy quả...

Để phong trào đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả, UBND xã đã tích cực tuyên truyền, phát động hội viên nông dân tham gia phong trào “Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân”, khơi dậy ý chí làm giàu, phát huy tiềm năng, thế mạnh tạo bước đột phá về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho từng hội viên. Hội Nông dân xã còn phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân; xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp; vận động hội viên nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đầu tư có trọng điểm, phù hợp với thực tế của hộ gia đình, đồng thời, tạo điều kiện để hội viên tiếp cận nguồn vốn vay phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi...

7.png

Ông Nguyễn Văn Duy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hải cho biết: Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi hội; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi; vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn. Qua đó, góp phần cùng cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Một góc vườn lan trần mộng nhìn từ trên cao.

[Ảnh] Vườn lan quý trên mây

Sa Pa là thủ phủ của lan Trần Mộng (địa lan) - loài lan quý được ưa chuộng vào dịp tết Nguyên đán. Thời điểm này, những vườn lan Trần Mộng đang trong giai đoạn dưỡng cây. Dưới tiết trời mùa xuân ấm áp, sông mây ùa về ôm ấp những vườn địa lan trên núi tạo khung cảnh đẹp như chốn bồng lai. Mùa này, hoa lan Trần Mộng bung nở căng tràn sức sống đem đến vẻ đẹp rất riêng cho mảnh đất Sa Pa.

Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Yên Bái được định hướng trở thành đô thị hai bên sông Hồng, là “trái tim” của vùng Tây Bắc, làm cầu nối giao thương của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

fb yt zl tw