Nông dân Bát Xát tích cực hiến đất xây dựng nông thôn mới

Đóng góp tiền của, ngày công lao động, thậm chí chặt bỏ cả đồi quế đang sinh trưởng và phát triển tốt để làm đường giao thông nông thôn đã trở thành phong trào được người dân ở các thôn, bản trên địa bàn huyện Bát Xát tích cực hưởng ứng.

2.jpg

Trước đây, con đường từ Tỉnh lộ 156B vào trung tâm thôn Ná Nàm, xã Bản Qua chỉ là một lối nhỏ, dốc, vì thế việc vận chuyển hàng hóa, nông sản, vật liệu xây dựng hoặc đi lại của người dân vô cùng khó khăn, vất vả.

Ông Chảo Láo San, Trưởng thôn Ná Nàm kể: Không có đường kiên cố thì chúng tôi làm gì cũng khó. Mua vật liệu về xây, sửa nhà thì bị đội giá do chi phí vận chuyển cao, hoặc bán con lợn, con gà, bao ngô, bao thóc thì bị tư thương ép giá. Đặc biệt, vào mùa mưa, việc đi lại rất khó khăn, cản trở sự phát triển mọi mặt của thôn.

Do đó, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đầu tiên là xây dựng tuyến đường bê tông từ Tỉnh lộ 156B vào trung tâm thôn Ná Nàm, người dân rất phấn khởi. Việc hiến đất làm đường mới đầu gặp đôi chút khó khăn nhưng khi được tuyên truyền, vận động thì người dân đã “thông” và tích cực ủng hộ. Đường làm đến đâu, dân sẵn sàng hiến đất, cây cối, hoa màu và tài sản đến đó.

4.jpg

Trưởng thôn Chảo Láo San cho biết thêm: Tuyến đường dài hơn 1 km nhưng người dân trong thôn tôi đã hiến hàng nghìn m2 vuông đất. Vì sự đồng thuận của người dân mà tuyến đường làm rất nhanh, đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng. Giờ đây, người dân chúng tôi không phải lo việc đi lại nữa, chỉ việc tập trung, chăm chỉ lao động, sản xuất...

Năm 2023, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, cùng sự chung tay từ phía người dân, tuyến đường Vĩ Kẽm - Tân Long, xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát) được khởi công xây dựng, thiết kế bề mặt nền đường bê tông rộng 3,5 m, độ dày 0,2 m. Để đường rộng, đẹp, không còn độ dốc cao và những khúc cua gấp, người dân thôn Vĩ Kẽm đã chủ động chặt các loại cây trồng như quế, mỡ, chuối… để có đất làm đường.

Mặc dù vườn quế đang trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển tốt, chỉ thời gian ngắn nữa là cho thu hoạch nhưng gia đình bà Phàn Thị Nội ở thôn Vĩ Kẽm sẵn sàng chặt bỏ, hiến gần 900 m2 đất. Bà Nội cho biết: Làm đường để mình đi, con cháu mình đi nên việc hiến đất là rất bình thường, thậm chí đó còn là trách nhiệm, nghĩa vụ.

3.jpg

Được biết, tuyến đường Vĩ Kẽm - Tân Long dài khoảng 1 km nhưng đã có 13 hộ hiến đất, với tổng diện tích hơn 4.000 m2. Theo người dân địa phương, xây dựng tuyến đường không chỉ giúp chính họ đi lại dễ dàng mà còn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Từ năm 2020 đến nay, người dân huyện Bát Xát đã hiến gần 300 nghìn m2 đất để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như trường học, nhà văn hóa, khu vui chơi thể thao… Mỗi mét vuông đất được hiến thể hiện ý thức, đạo đức và tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân huyện Bát Xát trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó còn góp phần làm giảm áp lực ngân sách từ phía Nhà nước, đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các công trình vào sử dụng.

Trong năm 2024, huyện Bát Xát phấn đấu đạt 211 tiêu chí nông thôn mới; có thêm 2 xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 1 xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao… Đây là những nhiệm vụ không dễ, thậm chí rất khó khăn, nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự nhiệt tình ủng hộ từ phía người dân, nhất là việc ủng hộ công sức, vật chất… tin rằng huyện Bát Xát sẽ hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

Hồi xanh những cánh đồng

Hồi xanh những cánh đồng

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng hành với nhà nông, những cán bộ khuyến nông không quản mưa nắng, cùng xuống đồng để hướng dẫn bà con các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, khôi phục sản xuất.

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Khi hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) tác động đến Lào Cai, Nậm Pung (Bát Xát) là một trong những xã vùng cao bị ảnh hưởng nặng nề. Không trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước, sự cứu trợ, hỗ trợ bên ngoài, xã Nậm Pung đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống của Nhân dân.

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Thôn Cốc Rế ở xã Bản Mế - vùng sơn cước xa xôi của huyện Si Ma Cai cheo leo, khép mình nơi sườn núi phía thượng nguồn sông Chảy. Những hộ nơi đây đã từng sống trong cảnh “3 không” (không điện, không đường, không chợ), đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khôi phục diện tích na bị ngập úng tại xã Thái Niên

Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khôi phục diện tích na bị ngập úng tại xã Thái Niên

Ngày 28/9, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ hơn 1 tấn phân bón (gồm phân hữu cơ, phân lân) và hơn 800 gói thuốc trừ bệnh nấm rễ, phân bón lá cho 30 hộ dân thôn Báu, xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) để khôi phục diện tích na bị ngập úng do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3.

Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý

Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý

Việc xây dựng Hệ sinh thái tận dụng các FTA giúp doanh nghiệp ngành quế tối ưu hóa lợi ích hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó, có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) rất cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay khi những thị trường xuất khẩu liên tục thay đổi về quy định nhập khẩu.

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đối với sản xuất nông nghiệp rất nặng nề nhưng nếu nhìn một góc độ khác thì mưa lũ mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp những đồng bãi, để vùng châu thổ thêm phì nhiêu, trù mật. Chúng tôi đã có những ghi nhận như thế tại một số vùng sản xuất chuyên canh ven bờ sông Hồng của huyện Bảo Thắng.

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, tỉnh Lào Cai có hơn 4.500 ha cây trồng hằng năm bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bị vùi lấp bởi lớp bùn dày. Nhằm sớm khôi phục sản xuất, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân biện pháp xử lý các vùng đất để sớm triển khai trồng cây phù hợp.

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh vừa cấp 15.635 lít hóa chất, chế phẩm sinh học và một số thuốc bổ cho vật nuôi cho trạm thú y các địa phương để khử trùng môi trường chăn nuôi, khôi phục sản xuất sau mưa bão và thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt II năm 2024.

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

fbytzltw