Nơi lắng đọng tình cảm với Bác kính yêu

Nằm ngay trung tâm thành phố Lào Cai, Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai còn có tên gọi là Công viên Hồ Chí Minh. Đây là nơi thể hiện tình cảm thiêng liêng, lòng tôn kính, nơi lắng đọng niềm kính yêu và sự biết ơn vô hạn của đồng bào các dân tộc Lào Cai đối với Bác Hồ.

CN6.jpg
Bên trong Nhà trưng bày lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay chính giữa nơi trang trọng nhất là bức tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cách đây 65 năm, vào ngày 23 - 24/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Chính phủ đi tàu hỏa thông đêm từ Thủ đô Hà Nội lên thăm tỉnh biên giới Lào Cai. Bác đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân Nhà máy Điện Lào Cai ngày 24/9/1958. Cũng tại nơi này, Bác ân cần thăm hỏi, động viên và căn dặn cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc Lào Cai.

Để ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trân trọng những tình cảm cao quý của Người với đồng bào các dân tộc Lào Cai, nhân dịp Kỷ niệm 40 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (1958 - 1998), UBND tỉnh Lào Cai đã xây dựng công trình Nhà trưng bày lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

CV4.jpg
Toàn cảnh Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai.

Qua quá trình tôn tạo, mở rộng vào các năm 2011 và năm 2014, tổng diện tích công viên là hơn 2 ha, hạng mục chính nằm ở vị trí trung tâm là tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tạc bằng hợp kim đồng; chân đế tượng là khối đá cao gần 2 m, được đặt trong đài báo công; phía sau tượng là bức trướng bằng thạch cao và hoành phi bằng đồng khắc hoa sen. Bên ngoài là khuôn viên cảnh quan rộng cùng nhiều cây bóng mát, ghế đá, tiểu cảnh, hồ sen, cùng đường đi nội bộ bao quanh với diện tích gần 1.000 m2

Năm 2022, địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai là điểm tựa tinh thần vững chắc cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc Lào Cai, đồng thời là địa chỉ đỏ để giáo dục lý tưởng cách mạng và truyền thống cho thế hệ trẻ. Đây cũng là nơi đến tham quan của người dân Lào Cai và hầu hết các đoàn khách khi đến Lào Cai.

CV5.jpg
Nhà trưng bày lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh theo kiến trúc truyền thống Bắc bộ, nhà 1 tầng mái đao, thiết kế theo hình chữ Nhất 5 gian.

Để chào mừng 65 năm ngày Bác Hồ lên thăm, tỉnh Lào Cai đã cải tạo, nâng cấp công viên Hồ Chí Minh với tổng kinh phí đầu tư 25 tỷ đồng. Các hạng mục đầu tư xây dựng gồm: Xây mới Nhà trưng bày lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh; cải tạo, nâng cấp hệ thống cảnh quan, sân vườn, tiểu cảnh; lát lại toàn bộ sân, đường đi bằng đá đồng bộ; trồng thêm cây xanh phủ kín khu vực vườn sau khu di tích; đầu tư nội thất, trang - thiết bị cho hạng mục Nhà trưng bày lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

CV6.jpg
Các chi tiết trang trí ở cột, gờ, phào, đầu đao, đỉnh mái phỏng theo hình thức kiến trúc truyền thống.

Nhà trưng bày lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh theo kiến trúc truyền thống Bắc Bộ, nhà 1 tầng mái đao, thiết kế theo hình chữ Nhất 5 gian có kích thước tim trục 22,4 x 12,91 m, hành lang bao quanh rộng 1,95 m, chiều cao nhà tính từ nền đến đỉnh mái 8,73 m, trong đó cốt nền nhà cao hơn cốt sân ngoài nhà 1,35 m.

Nội thất Nhà trưng bày lưu niệm, thiết kế khu khánh tiết trong nhà bao gồm bàn kê tượng Bác, kệ kê tượng Bác 2 cấp, bằng chất liệu gỗ tự nhiên, hoa văn được chạm khắc thủ công. Các chi tiết ngũ sự bao gồm: Đỉnh đồng, bát hương sứ, mâm bồng sứ, chân nến đồng, hạc đồng được thiết kế theo truyền thống.

CV7.jpg
Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai còn có tên gọi là
Công viên Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Khắc Chanh, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Đức Tuấn (Lào Cai) cho biết: Là đơn vị thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai, chúng tôi xác định đây là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng là trách nhiệm của cá nhân, công ty trong việc thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tỏ lòng thành kính, sự biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đây là dự án chuyên ngành đặc thù, quan trọng và có ý nghĩa chính trị to lớn của tỉnh nên công ty đã lựa chọn đối tác có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tu bổ, tôn tạo các công trình di tích quốc gia, cùng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành tu bổ và các nghệ nhân có tay nghề cao để thực hiện.

"Cá nhân tôi trực tiếp chọn vật liệu thi công và hằng ngày theo sát việc thi công từng hạng mục, đến các chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo dự án được thực hiện hoàn hảo nhất về cả kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng" - Ông Nguyễn Khắc Chanh, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Đức Tuấn cho biết.

Theo đánh giá của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Đức Tuấn đã thi công dự án bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và bàn giao đúng kế hoạch đề ra.

CV3.jpg
Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ngay trung tâm thành phố Lào Cai

Ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai cho biết: Việc cải tạo, nâng cấp công viên Hồ Chí Minh xứng với vị thế, quy mô đã đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân Lào Cai, thể hiện tình cảm của Bác Hồ dành cho Nhân dân nơi vùng cao, biên giới cũng như tình cảm, lòng kính yêu và sự tri ân của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đối với Bác Hồ kính yêu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Tối 10/9, tại Nhà hát Đó - Vega City Nha Trang, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty Cổ phần Vega City thuộc Tập đoàn KDI Holdings đã tổ chức lễ trao thưởng Giải Cánh diều 2024 với chủ đề “Đam mê tỏa sáng”, tôn vinh những tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Kể chuyện lịch sử thời 4.0

Kể chuyện lịch sử thời 4.0

Với sự phát triển của mạng xã hội, thời gian qua các nhà sáng tạo nội dung đã sản xuất ra nhiều kênh, clip giới thiệu về đề tài lịch sử. Ở đó, những dấu ấn lịch sử của dân tộc được tái hiện một cách sinh động, thu hút đông đảo người xem, đặc biệt là giới trẻ.

Lần đầu tiên tổ chức "Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" ở nước ngoài

Lần đầu tiên tổ chức "Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" ở nước ngoài

Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp vào ngày 13/9. Sự kiện sẽ tạo cầu nối, hội tụ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài, người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam trên những lá bài

Ẩm thực Việt Nam trên những lá bài

Thế giới ẩm thực Việt Nam vốn rất đa dạng và nổi tiếng. Ấn tượng hơn nữa khi xuất hiện trên các lá bài Măm tarot, những món ăn, đồ uống trở nên vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, khi được giải thích cặn kẽ qua minh họa bằng hình ảnh cuốn hút.

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

“Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới” là chủ đề Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức tại Hà Nội.

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có một hành lang pháp lý thuận lợi, một môi trường kinh doanh thông thoáng để phát huy làng nghề trong thời gian tới. Đây là chia sẻ của ông Trịnh Quốc Đạt - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết.

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Tối 6/9, tại Stockholm, Thụy Điển, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Bộ VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển nhằm quảng bá giá trị, tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và người dân Thụy Điển nói riêng.

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội; yêu cầu Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

fbytzltw